Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Phật Giáo đánh giá đạo làm mẹ - Kariyawasam

Phật Giáo đánh giá đạo làm mẹ

Viết bởi A. G. S. Kariyawasam, Lanka Daily News. Published on BNN in celebrationg of Mother's Day

Minh Hạnh dịch


Colombo Sri Lanka – Đạo làm mẹ theo quan niệm Phật giáo là một vị thế có trách nhiệm cao cả cũng như đáng được tôn quý. Nếu một người phụ nữ đã sống qua đời sống trong gia đình và làm tròn trách nhiệm người mẹ, bà có thể hiên ngang chấp nhận danh dự và sự tôn trọng tương xứng với mức độ thành thật mà bà đã biểu hiện trong việc làm tròn những trách nhiệm đó. Chính là do làm nổi bật vị thế có trách nhiệm và đáng kính này với tư cách mẹ loài người mà Đức Phật đã nâng cao địa vị của giới phụ nữ trong xã hội.
Một con người không có gì khác đáng hãnh diện và quý trọng bằng người mẹ của chính mình, miễn là bà đã làm tròn trách nhiệm của người mẹ . Một người mẹ như thế, cùng với quê hương, được coi trọng thậm chí còn cao hơn đời sống trên cõi trời. (janani janmabhumis ca svargatabi gariyasi).
Sự việc đáng tập trung đặc biệt trong Phật giáo là người phụ nữ với tư cách người mẹ luôn luôn được đề cập trước tiên khi bàn đến cặp cha mẹ trong dạng kép mata-pitaro (mẹ cha) Cái vị thế ưu tiên này không bao giờ người cha được hưởng, rõ ràng ông giữ một vai trò thứ yếu trong việc chăm sóc dạy dỗ con cái. Điều này chỉ làm nổi bật cái giá cao của đạo làm mẹ và trách nhiệm nặng nề đi theo nó.
Từ quan điểm Phật Giáo người mẹ tốt cần thiết phải là người vợ tốt. Nếu người chồng không làm tròn phận sự thì người vợ có thể không có sự giúp đỡ, nhưng thông thường, người vợ tốt và đảm đang phải là người có khả năng hướng dẫn người chồng trở về con đường chánh, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt.
Khả năng này là vũ khí chủ yếu mà người phụ nữ có thể có được tùy thuộc vào năng lực cải tiến bẩm sinh với tư cách người mẹ, miễn là bà trau dồi nó một cách đúng đắn. Nhưng mặt khác, nếu bà mẹ bỏ bê trách nhiệm thiêng liêng của mình thì mọi người cũng sẽ thất bại, đặc biệt những đứa con, là những người sẽ tạo dựng thế hệ tương lai của chúng ta.
Sự thành công của đạo làm mẹ về căn bản tùy thuộc vào việc thi hành đúng đắn những bổn phận hỗ tương bởi tất cả những thành viên trong gia đinh, việc này được dẫn chứng qua sự giảng dạy của Đức Phật trong kinh Thi Ca La Việt, kinh thứ 31 của Trường bộ kinh, đó là một bài học thật sự giúp cho sự thành công của đời sống gia đình.
Nơi đây bổn phận chính của người mẹ (cùng với người cha) là phải khuyên can những đứa con tránh làm những điều ác xuyên qua giới và sự thực hành, phải thuyết phục chúng làm những việc lành theo cách tương tự, cho chúng học hành đàng hoàng, lập gia đình cho chúng với người bạn đời thích hợp và trao cho chúng tài sản thừa kế đúng lúc.
Đây là vừa đủ những bổn phận của đạo làm mẹ (cũng như của đạo làm cha), cái sườn mà phần còn lại sẽ được dựa vào.
Xuyên qua tất cả những lời giáo huấn, Đức Phật đã nêu bật mối tương quan mật thiết giữa người mẹ và con cái. Người mẹ là người tốt nhứt trong những người bạn tốt, trong những người thân tốt, và trong những người lão niên đáng kính v.v… theo ý nghĩa này (ví dụ . Dhammapada kệ. 43; Suttanipata kệ. 296 v.v…).
Không có sự che chở của bà mẹ đời sống của đứa trẻ có thể gặp nhiều sự nguy hiểm nghiêm trọng bởi vì không gì có thể bằng tình mẫu tử. Biết rõ điều này Đức Phật đã vận dụng tình thương đó bằng tỷ dụ nổi tiếng trong kinh Từ Bi (Metta Sutta) "Giống như người mẹ bảo vệ đứa con một của mình dù cho phải hại đến mạng sống"- mata yata niyam puttam ayusa ekaputtamanurakkhe: Sn. stz. 149" Trong kinh Bổn sanh, bản dịch tiếng Anh, trang 46 của Cowel, có hai dòng kệ như sau :
Người mẹ âu yếm nhìn vào đứa con,
xúc cảm, hân hoan dâng ngập cõi lòng."
Đức Phật đã thừa nhận vị thế độc nhất vô nhị đối với đạo làm mẹ bởi vì sự hiểu biết và thông hiểu của Ngài đối với những liên hệ của loài người. Một lần có một vị thiên đến gặp Ngài và hỏi rằng : "Ai là người bạn tốt nhất mà người ta có trong gia đình" - kim su mittam sake ghave? Đức Phật trả lời hoàn toàn không do dự rằng: "Người mẹ là một người bạn tốt nhất trong gia đình" -mata mittam sake ghave: (Samyutta N., I. trang. 37, pts).
Đến đây bài thảo luận này đang tập trung vào khía cạnh tích cực và đáng ưa thích của đạo làm mẹ, cái vị thế chung được mong đợi từ người mẹ. Nhưng, khi người mẹ buông bỏ bổn phận của bà, dù cố ý hay vô tình, việc đó sẽ phá hủy cả cuộc sống của những đứa con bất hạnh, bởi vì không gì khác trên cõi đời này có thể thay thế người mẹ ruột của mình về phương diện này. Mặc dù hiếm, khía cạnh ảm đạm của chức năng làm mẹ trong xã hội bây giờ không phải là không có.
Do đó, ngược lại với cơ sở này về giá trị độc nhất vô nhị của chức năng làm mẹ trong cuộc sống văn minh của nhân loại, một đứa trẻ sanh ra ngoài ý muốn của bà mẹ có thể trở thành nạn nhân chắc chắn của những hoàn cảnh đau thương.
Trước hết, mất mẹ là mất đi người thầy dạy dỗ đầu đời và người cứu khổ của đứa con. Với phi nhân tính của xã hội hiện đại không những dẫn đến sự thoái hóa những hệ thống giá trị truyền thống mà còn ngay cả những hệ thống giá trị tự nhiên. Những tình huống bi thương như thế càng lúc càng trở nên thường hơn. Thậm chí đạo làm mẹ thiêng liêng không thể giữ không bị bôi nhọ. Khi đứa trẻ trở thành nạn nhân của một thảm kịch vì bị người mẹ bỏ bê và đối xử tàn nhẫn, thì thật là một sự bất hạnh lớn lao vô chừng cho tâm hồn khốn khổ đó, nó sẽ rất thường tiếp nhận cùng cách xử sự từ mỗi phía, bao gồm người cha và những anh chị em trong gia đình.
Nếu nạn nhân là đứa trẻ sanh ra yếu đuối nó sẽ kết cuộc như là một đứa khờ dại và là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, nếu nó là một người có sức khỏe khi sanh ra, nó có thể trở nên một thành phần xấu trong xã hội, hoặc thậm chí là một kẻ gây nên tội ác, gây thù chuốc oán với những người chung quanh, bằng cách ấy tạo nên những vấn đề cho tất cả những người có liên quan Nó bị buộc là không bình thường về phương diện xã hội, không thể đối mặt trước những vấn đề của đời sống với hiểu biết và can đảm được đòi hỏi. Những tài năng nếu có của đứa trẻ sẽ bị lu mờ, vì cơ hội cho sự phát triển thích đáng đã mất. Đời sống của nó có thể trở thành khốn cùng. Tất cả điều này xảy ra chỉ vì đạo làm mẹ đã buông rơi nghĩa vụ theo tiếng gọi của lương tâm đối với gia đình và xã hội.
Mặc dù người cha thường là người kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng vai trò của người mẹ thay thế vai trò của người cha trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con cái. Đứa trẻ được nuôi dưỡng khỏe mạnh, gia đình an vui, sự hợp tác cùng nhau trong số các thành viên trong gia đình v.v... phần lớn tùy thuộc vào sự khéo léo của người mẹ trong sự điều hành những việc trong nhà. Do vậy sự quan tâm chính của người mẹ sẽ là bảo toàn vị thế của bà như là biểu tượng của đạo làm mẹ thiêng liêng, ở nơi mà đặc tính của người mẹ đòi hỏi sự chú ý cẩn thận nhất. Có một câu nói phổ biến trong số những dân làng Sinhala rằng: “Nếu người mẹ tốt thì con gái chắc chắn sẽ tốt y như bột nghệ giữ được phẩm chất của nó khi cái cối xay còn tốt.”
Một thành ngữ dân gian khác nói: "Nếu người mẹ chết, điều gi có thể trông cậy vào từ người cha?"
Ở đây người ta có thể thấy trí tuệ trong truyền thống dân gian nhất trí biết bao với trí tuệ thực tiễn của Đức Phật.
Bên cạnh vấn đề của những đứa trẻ mà người mẹ không muốn có sự hiện diện của nó, người mẹ này được người ta gọi là người “bất nhân” trong thành ngữ của nhân gian, cũng có những người mẹ đã phạm sai lầm khi có những yêu chuộng riêng trong số những đứa con của mình, việc này đã tạo ra những vấn đề cho tất cả người có liên quan, đặc biệt cho những anh em. Đây là nguồn chia rẽ thường có với những hậu quả tai hại, không làm điều tốt cho mọi người. Tình thương của người mẹ phải là chung cho tất cả con cái của mình.
Một lỗi thông thường khác, đặc biệt tại Tích lan, là việc đặt gánh nặng lên trẻ em với những gánh nặng gia đình thái quá. Rất thường đứa lớn nhất trong gia đình là vật hy sinh cho toàn thể gia đình. Ðây không những là bất công mà còn là tội lỗi bởi vì nó cản trở và ngăn sự phát triển đúng đắn nhân tính của nạn nhân. Nó có thể dễ dàng phát triển hận thù đối với toàn thể gia đình với những hậu quả không dễ chịu cho những người có liên quan. Chỉ có những bà mẹ ngu đần và độc ác mới làm như thế.

Cuộc thảo luận vừa rồi đã chứng minh rõ ràng là Đức Phật đă vinh danh đạo làm mẹ và ban cho tất cả những người mẹ một danh từ đáng kính ngưỡng là "Matugama".

Thấy Các Pháp Như Thật - Nyanaponika Maha Thera


Thấy Các Pháp Như Thật

Nguyên tác: Seeing Things As They Are
Tác Giả: Venerable Nyanaponika Maha Thera

Minh Hạnh dịch ngày 10 tháng 6 năm 2005



Nếu quán sát ngay cả một khoảng nhỏ nhoi trong phạm vi rộng lớn của đời sống, chúng ta đối diện với nhiều hình thức sống động khác nhau, bao quát đến nổi không sao diễn tả hết. Tuy nhiên ba đặc điểm căn bản có thể được nhận thức như là chung cho các pháp có tri giác, từ một con vi khuẩn đến loài người, từ những cảm giác đơn sơ nhất đến những tư tưởng của một thiên tài sáng tạo.
- Vô thường hoặc là sự thay đổi
- Khổ hoặc là sự bất mãn.
- Vô ngã hoặc là không có thực chất.
Ba sự thật căn bản này đã được Đức Phật- Bậc hiểu biết thế gian ( Lokavidū - Thế gian giải) tìm thấy đầu tiên và giải rõ trên 2500 năm trước.Trong thuật ngữ nhà Phật, chúng được gọi là là tam tướng ( ti-lakkhana) - những tướng hoặc dấu hiệu cố định của các pháp sinh thành, "tam tướng này" đã ghi dấu ấn ngay trên bộ mặt của đời sống.
Vô thường và vô ngã trong tam tướng áp dụng trực tiếp vào sự sống vô tri cũng như hữu tri, vì mỗi thực thể cụ thể do chính bản chất của nó phải chịu sự thay đổi và không có thực chất. Khổ, đặc điểm thứ hai dĩ nhiên chỉ là kinh nghiệm cho loại hữu tình. Nhưng Đức Phật áp dụng tướng khổ cho tất cả pháp hữu vi, trong ý nghĩa rằng, đối với chúng sanh, các pháp do duyên sanh là một nhân tiềm tàng của kinh nghiệm đau khổ và trong bất cứ trường hợp nào đều bất lực trong việc kéo dài sự thỏa mãn. Do vậy cả ba pháp thật sự là những tướng phổ biến thuộc về kể cả những gì bên dưới hoặc vượt lên trên phạm vinhận thức bình thường  của chúng ta.
Đức Phật dạy rằng đời sống chỉ có thể được hiểu đúng nếu những sự thật căn bản trên được thấu hiểu và trí này phải hiện khởi, không những về mặt luận lý, mà còn phải đối đầu với kinh nghiệm bản thân. Trí tuệ minh sát là yếu tố giải thoát cơ bản trong đạo Phật, chủ yếu ở sự chứng nghiệm ba tướng này, khi ta áp dụng vào tiến trình danh sắc, được đào sâu và già dặn hơn trong thiền quán.
Thấy các pháp như thực nghĩa là thấy chúng một cách nhất quán căn cứ vào tam tướng. Không thấy chúng theo cách này, hoặc tự đánh lừa về thực tại và phạm vi ứng dụng chúng, là dấu hiệu xác định của vô minh và tự bản thân vô minh là nguyên nhân tiềm tàng của đau khổ, nó đang dệt mạng lưới mà con người mắc kẹt vào - mạng lưới của những hy vọng hư ngụy, những ham muốn hão huyền và tai hại, những ý hệ lừa dối và mạng lưới của những giá trị và mục đích sai lạc.

Sự tảng lờ hoặc xuyên tạc ba sự thật căn bản cuối cùng chỉ dẫn tới chán nản, thất vọng và tuyệt vọng. Nhưng nếu chúng ta học hỏi để nhìn xuyên thấu những vẻ ngoài lừa dối và quán chiếu tam tướng, điều này sẽ tạo ra lợi ích bao la, vừa là trong đời sống hằng ngày vừa là trong sự phấn đấu nội tâm của chúng ta. Ở mức độ hợp thế, sự liễu tri về vô thường, khổ và vô ngã sẽ mang lại cho chúng ta một cách nhìn lành mạnh hơn về đời sống. Nó sẽ giải thoát chúng ta khỏi những mong cầu hão huyền, ban cho ta lòng can đảm chấp nhận khổ đau và thất bại, bảo vệ ta chống lại sự quyến rũ của những giả thuyết và tin tưởng lừa dối.. Trong sự truy tìm siêu thế, trí về tam tướng sẽ là rất cần thiết. Kinh nghiệm thiền quán về tất cả hiện tượng khi gắn liền với tam tướng sẽ buông xả và cuối cùng cắt đứt những ách phược buộc trói chúng ta vào một sanh hữu mà chúng ta vọng tưởng là thường, lạc và ngã. Với tỉnh giác phát triển, tất cả pháp bên trong và bên ngoài sẽ được thấy theo thực tính của chúng : thay đổi không ngừng, ràng buộc với khổ và không có cốt lõi, không có một linh hồn trường cửu hoặc thực chất không thay đổi. Do thấy như vậy, ly tham sẽ phát triển, mang lại sự giải thoát  đại ra khỏi ngã chấp và đưa tâm đến cứu cánh Niết bàn, chấm dứt đau khổ.

Niềm Hạnh Phúc Của Sự Buông Xả - Ajahn Brahmavamso


NIỀM HẠNH PHÚC CỦA SỰ BUÔNG XẢ

Nguyên tác: THE BLISS OF LETTING GO
Tác giả: Ajahn Brahmavamso

Minh Hạnh dịch ngày 17/07/2005



Trong thế giới đạo Phật ngày hôm nay, có nhiều sự thảo luận trong số những hành giả về sự thích đáng của thiền (Jhana) (sẽ giải thích bên dưới). Câu hỏi thứ nhất thường được đưa ra là "Có phải trước tiên người ta chứng thiền rồi mới được giác ngộ hoàn toàn (Arahant), hay là có thể đạt tới mục tiêu tối thượng mà không cần có bất cứ kinh nghiệm thiền (Jhana) nào?"
Những người đặt câu hỏi này bản thân họ thường là chưa có kinh nghiệm thiền (Jhana). Thật là khó khăn để làm những gì cần thiết cho sự chứng nghiệm thiền, do đó hầu hết những người nêu câu hỏi này muốn được trả lời rằng thiền không phải là cốt yếu. Họ muốn người ta bảo rằng sự khiếm khuyết của họ không phải là chướng ngại. Họ muốn có một con đường nhanh chóng và dễ dàng đưa đến Niết Bàn. Những người như vậy sẽ dễ hài lòng và thậm chí đầy cảm hứng bởi một vị thầy là người đã nói với họ những gì họ muốn nghe một cách tùy tiện - rằng những trạng thái Jhana này là không cần thiết - và họ sẽ theo sự giảng dạy này bởi vì nó tiện lợi thích hợp. Rủi thay, chân lý thì ít khi thích hợp, và hiếm khi phù hợp với những gì chúng ta muốn nghe.
Mặt khác, một hành giả quen thuộc với các thiền (Jhanas) sẽ nhận diện được chúng như là những trạng thái an lạc của sự buông xả và chính là ở ngay nơi kinh nghiệm buông xả mà người ta hiểu biết sự thích đáng của các thiền.
Sơ thiền là kết qủa tự nhiên của sự buông xả sự dính líu với dục lạc (Kama sukha), có ý nói tất cả sự dính líu do duyên dục lạc, ngay cả chỉ là cảm giác dễ chịu, trong lãnh vực của năm căn môn bên ngoài (thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm). Trong sơ thiền, xuyên qua việc xóa bỏ bền bỉ và hoàn toàn tất cả sự thích thú trong năm căn này hành giả sẽ mất tất cả cảm giác của thân và năm căn môn bên ngoài biến mất. Họ trú hoàn toàn trong giác quan thứ sáu đó là tâm thanh tịnh và tĩnh mịch trong cái hạnh phúc tràn đầy của một nội tâm im lặng. Đức Phật gọi nó là "Hạnh phúc xả ly" hoặc là hạnh phúc buông xả.
Nhị thiền là kết quả tự nhiên của sự từ bỏ chuyển động rất vi tế của sự chú ý hướng về (tầm) và nắm chặt trên ( tứ) đối tượng tâm an lạc này. Khi "sự giao động" cuối cùng này của sự tác ý được buông xả, người ta kinh nghiệm an lạc hân hoan nhiều hơn của một nội tâm đầy tĩnh lặng (định - samatha), nơi mà tâm hoàn toàn chuyên nhất và bất động.
Tam thiền là kết quả tự nhiên của sự buông xả kích động vi tế của chi thiền hỷ và Tứ thiền là kết quả tự nhiên của sự buông xả chính chi thiền lạc, để mà có được tâm xả bất động và thâm sâu nhất.
Trong đạo Phật, kinh nghiệm, không phải sự suy đoán, và ngay cả sự tin tưởng ít mù quáng hơn, là tiêu chuẩn của trí tuệ. Hành giả chỉ không thấu hiểu sự tĩnh mịch, hỷ, lạc hoặc xả hoàn toàn có nghĩa gì cho tới khi họ đã trở thành quen thuộc với các thiền. Nhưng kinh nghiệm của các thiền, những giai đoạn buông xả này, cho người ta sự hiểu biết trực tiếp xuyên qua những danh pháp này, đặc biệt là lạc (Sukha) và khổ (Dukkha).
Tương tự như con nòng nọc đã ở trong nước cả đời nhưng lại không thể hiểu được nước bởi vì nó không biết gì khác hết. Thế rồi, khi nó lớn lên thành con ếch, ra khỏi mặt nước và ở trên đất khô, nó vừa biết tính chất của nước lẫn đường lối vượt lên trên.. Trong trường hợp ví von này, nước tiêu biểu cho sự khổ, và đất khô tiêu biểu cho Thiền (không phải Niết Bàn - con ếch vẫn còn giữ một chút nước trên da của nó ở trên đất khô!), và đường lối vượt lên trên tiêu biểu cho sự buông xả.
Theo cách này, sự hành thiền phơi bày ra con đường tới diệt khổ. Hành giả chứng thiền cuối cùng sẽ hỏi "Tại sao những thiền này lại hạnh phúc một cách sâu sắc? Họ sẽ biết được câu trả lời rành mạch cho họ --"Bởi vì chúng là giai đoạn buông xả trạng thái mà bây giờ họ thấy là hình thức vi tế của khổ đau!" Khi quen thuộc với thiền và hiểu rõ nguồn gốc của an lạc trong đó, người ta sẽ tự mình đến để thấy rằng tất cả lạc thú thế gian, tức là, thuộc 5 căn môn bên ngoài (bao gồm dục) là khổ. Sự dính mắc vào thân và những cảm giác mạo hiểm của nó sẽ bắt đầu biến dần. Người ta sẽ hiểu biết rõ ràng tại sao tất cả những Đấng giác ngộ đều độc thân. Kế đó, khi tiến lên những thiền cao hơn và quán sát tại sao mỗi bậc thiền càng tiến xa thì càng hoan hỷ hơn và sau cùng hiểu rằng chính là vì người ta buông xả những dính mắc tinh tế trong tâm, như là những dính mắc với hỷ, lạc và xả. Nó trở nên rõ ràng rằng ngay cả những thiền này vốn là những trạng thái tâm cao thượng nhất chỉ là những hình thức tinh tế của khổ, bởi vì khi buông xả chúng, lúc đó nhiều khổ hơn cũng hết. Người ta càng tiến cao hơn, thì khổ càng được buông xả nhiều hơn và xuyên qua quá trình tiến triển này thì khổ được nhận biết. Người ta không thể biết hoàn toàn chân lý về khổ và do vậy không thể biết tứ thánh đế của Đức Phật, ngoại trừ bằng sự buông xả khổ xuyên qua kinh nghiệm thiền.
Do vậy, thật kỳ lạ, một vài người gợi ý rằng việc hành thiền dẫn đến dính mắc. Thực hành buông xả ra sao, làm thế nào có thể dẫn đến dính mắc được? Thực vậy, Đức Phật lặp đi lặp lại nhiều lần rằng những thiền này không nên sợ, nhưng phải phát triển, và khi những thiền được miệt mài đều đặn chúng dẫn đến Sotapanna (Tu-Đà-Hườn), Sakadàgàmi (Tư-Đà-Hàm), Anagami (A-Na-Hàm), và Arahant (A La Hán), bốn giai đoạn giác ngộ (coi trong kinh Thanh Tịnh (Pasadika Sutta) của Trường Bộ kinh (Digha Nikaya).
Một khi sự giác ngộ hoàn toàn được chứng đắc và tất cả dính mắc được dứt bỏ, lúc đó sự buông xả trong thiền trở thành tự nhiên như chiếc lá từ trên cây rơi xuống đất. Thực vậy, khả năng buông xả hiện tại và kinh nghiệm thiền là thước đo sự hiểu biết như thực về pháp và sự không dính mắc theo sau đó.

Minh Hạnh dịch thuật ngày 17/07/2005

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Sự cao siêu của các Chân Đế - Bhikkhu Bodhi


SỰ CAO SIÊU CỦA CÁC CHÂN ĐẾ

Nguyên Tác: The Nobility of the Truths Tác giả: Bhikkhu Bodhi

Minh Hạnh dịch

Phương thức giảng dạy của Đức Phật được mọi người biết đến qua bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật đã thuyết giảng trong bài giảng tại vườn Lộc Uyển, Benares, đó là phương thức của bốn pháp Thánh Đế (Four Noble Truths). Đức Phật đã tuyên bố rằng những chân đế này tóm tắt tất cả thực chất kiến thức mà chúng ta cần lãnh hội trong cuộc hành trình dẫn tới giác ngộ. Đức Phật Ngài dậy rằng dấu chân voi, vi` lẽ rất to lớn, nên chứa đựng được dấu chân của tất cả các loài thú khác, tương tự như vậy bốn pháp Thánh Đế, vì lẽ rất toàn diện, nên trong đó được chứa đựng tất cả những lời giảng trọn vẹn và lợi lạc. Tuy nhiên, trong khi rất nhiều người giảng dậy Phật Pháp dành hết sự chú tâm tới việc giải thích nội dung xác thực của bốn điều chân đế (four truths), mà ít có ai cân nhắc đưa ra ly' do tại sao những điều này được xưng tụng là Thánh Đế (noble truths). Chỉ với sự giải thích của chữ "Thánh" (noble) cũng đủ cho chúng ta hình dung được tại sao Đức Phật chọn lựa phương thức đặc sắc này để giảng dạy, và cũng chính danh từ này đã cho chúng ta lãnh hội ngay được hương vị đặc thù tỏa ra từ giáo pháp và từ con đường hành đạo của Ngài.
Danh từ “Thánh” hay Ariya đã được Đức Phật dùng để đặc biệt xưng tụng cho một giới người, giới người đó là đối tượng mà Ngài đã tạo ra trong các bài giảng của Ngài. Trong bài thuyết pháp Đức Phật đã chia loài người ra làm hai loại. Ở một phía là những người phàm phu thất học, hay còn gọi là người trần tục, họ là những người mà mắt bị che phủ bởi bụi bặm của ô uế vẩn đục và ảo tưởng. Ở phía kia là những vị Thánh (ariyans) những người cao quí, những hàng Thánh Đệ Tử. Những vị này đạt được địa vị tôn quí không phải do sinh ra, không phải do giai cấp trong xã hội, cũng không phải do giáo quyền ban bố, mà chính là do từ nội tâm cao thượng của qúi Ngài.
Hai loại người này không cách biệt nhau bởi một giới hạn không thể vượt qua được, mỗi loại người được giam hãm trong một ngăn tầng kín đáo. Một chu trình tiến hóa có thể được nhận thức rõ bắt đầu bằng sự chổi dậy từ tối tăm u ám nhất của con người mù quáng do cạm bẫy của lòng tự cao tự đại và tự kiêu của mình, xuyên qua tiến trình của con người mộc mạc mà nơi đó hạt nhân của trí tuệ bắt đầu nẩy mầm, và tiến xa thêm nữa xuyên qua giai tầng trung dung của con người hiểu đạo, rồi đến tiến trình của một cá nhân hoàn hảo vượt hẳn lên mức thang cao nhứt mà con người có thể phát triển. Đây là vị A La Hán, một người được giải thoát, một người đã thấm nhuần tính chất thuần khiết của chân lý nên những sự vẩn đục ô uế, phiền não đã được dập tắt, đã tiêu tan, và tan biến theo đó là sự khổ đau do phiền não.
Trong khi con đường đưa từ bó buộc tới giải thoát, từ phàm phu tục tử tới vị thánh, là con đường khó khăn gian khổ bao gồm từng bước một hành đạo và từng bước một tinh tấn, nó cũng không phải là một con đường liên tục thuần nhất. Tinh tấn có thể đạt được trong từng giai đoạn riêng biệt, và tại một thời điểm đặc biệt - thời điểm phân cách giữa ti`nh trạng phàm phu và ti`nh trạng thánh thiện - thử thách được vượt qua, không phải chỉ đơn giản bước tới một bước khác, nhưng phải bằng cách nhảy vọt, bằng cách nhảy từ phía bên này qua tới bờ xa thẳm bên kia. Quyết định này phát triển trong nội tâm của người hành tri`, bước tiến nhảy vọt này đưa người hiểu đạo từ cuộc đời trần tục tới khung trời của vị Thánh, biểu hiện chính xác qua quá tri`nh diễn đạt của bốn pháp Thánh Đế. Điều này phơi bày cho chúng ta thấy rõ ly' do tại sao bốn chân đế do Đức Phật chiêm nghiệm ra được gọi là Thánh Đế. Những điều này là Thánh Đế bởi vi` khi chúng ta thấu hiểu tường tận những điều này, khi chúng ta nắm được cả ý nghĩa thực tế lẫn hàm ý của chúng, là lúc chúng ta rời bỏ được ti`nh trạng trần tục và đạt đến ti`nh trạng của vị Thánh, được đưa ra khỏi hàng hà sa số những khuôn mặt vô hình để bước vào cộng đồng của những vị Thánh Đệ Tử của Ðức Thế Tôn được kết hợp bởi quan niệm đơn thuần và tri kiến vững chắc.
Trước khi thấm nhuần những chân đế, dù chúng ta có được một tinh thần thánh thiện, nhưng chúng ta vẫn chưa có một nền tảng vững chắc. Chúng ta vẫn không chống chọi được sự thoái hoá, chưa chắc chắn được lời phán quyết, không thể không bị đánh ngã trong cố gắng của chúng ta trên con đường đạo. Tâm đạo của người trần thế thường là tâm đạo mong manh. Tâm đạo này có thể được sáng chói hoặc có thể bị lu mờ, chúng có thể nở rộ hay héo tàn, và tương ứng với cường độ mạnh yếu của tâm đạo mà chúng ta có thể vươn lên hay gục xuống trong hành trình của chúng ta xuyên qua chu kỳ tầm đạo. Khi tâm đạo của chúng ta đầy đủ chúng ta có thể vươn lên và sống trong cỏi an lành của Chư Thiên; khi tâm đạo của chúng ta suy giảm hoặc công đức của chúng ta cạn kiệt chúng ta có thể bị chi`m đắm trở lại trong địa ngục khổ đau.
Nhưng với sự thấm nhuần của những chân đế chúng ta đã vượt qua vực thẳm ngăn cách chúng ta với hàng ngũ của các vị Thánh. Con mắt của Đạo Pháp đã mở, nhản quan về chân đế đã cho thấy con đường đưa tới mục tiêu cuối cùng nằm dưới chân chúng ta và sự an lành vĩnh cửu đã hiện ra nơi chân trời, mặc dù chiến thắng cuối cùng chưa thật sự đạt được. Một vị thánh như thế không thể nào lui về hàng ngũ của thế tuc, không thể nào mất đi cái nhi`n về sự thật đã từng lóe lên trong tri’ trước kia. Để tiến về mục tiêu cuối cùng, tiêu diệt vô minh và ái dục, có thể chậm mà cũng có thể nhanh, chuyện này có thể xảy ra dễ dàng hay cũng có thể là kết quả của một cuộc đấu tranh gian khổ. Tuy nhiên phải mất bao lâu, với phương tiện như thế nào mà người đó có thể tiến lên, một viêc chắc chắn là: một vị đệ tử như vậy đã từng thấy qua sự sáng chói của bốn Thánh đế thi` không bao giờ lui bước trở lại, không bao giờ có thể mất đi bản chất của vị Thánh, và sẽ có căn cơ để đạt tới quả vị cuối cùng của tầng Thánh A La Hán trong tối đa là bảy đời sống.
Ly' do vi` sao sự thẩm thấu bốn pháp Thánh Đế chuẩn nhận tính chất cao sang bất biến la` do bốn phần việc mà các Thánh Đế đó áp đặt vào chúng ta. Bằng cách nói những phần nhiệm đó như sự thử thách trong đời sống của chúng ta -- sự thử thách của những người đệ tử của Đấng Giác Ngộ -- từ một điểm nào của tiến tri`nh tu tập chúng ta ti`m thấy chính mi`nh tại điểm bắt đầu, chúng ta có thể dần dần tiến đến sự thâm nhập quả vị Thánh không thể sai lầm
Chân đế thâm diệu thứ nhất, chân đế thâm diệu về sự khổ, (Dukkha-ariya-sacca, Khổ thánh đế) được hiểu một cách tường tận: nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết trọn vẹn. Một đặc điểm của vị thánh là Ngài không trôi theo dòng đời một cách thiếu suy tưởng, nhưng cố gắng nỗ lực lĩnh hội sự tồn tại từ bên trong, như là chân thật và thấu triệt. Chúng ta cũng vậy, nó thi` cần thiết cho đời sống tự nhiên của chúng ta. Chúng ta phải cố gắng ti`m hiểu sâu y' nghĩa của sự sống tồn tại, sự hiện hữu của một bên là sự sanh và bên kia là tử, và vấn đề nằm trong tất cả mọi đau khổ mà chi tiết được giảng qua bài thuyết giảng của Đức Phật
Chân đế thâm diệu thứ hai, đây là chân đế thâm diệu về nguồn gốc hay nguyên nhân của Đau Khổ (dukkha-samudaya-ariyasacca, Tập khổ thánh đế) ám chỉ nhiệm vụ phải diệt trừ. Một vị thánh là như vậy bởi vì Ngài đã được khai tâm quá tri`nh tiến triển của sự diệt trừ những ô nhiễm tại gốc rễ của sự khổ đau, và chúng ta cũng thế, nếu chúng ta mong muốn đạt tới quả vị của một vị thánh, chúng ta phải chuẩn bị cưỡng lại mồi quyến rũ của ái dục. Trong khi đó sự diệt trừ ái dục có thể chỉ đạt được với sự thực hành xuyên qua trong đời sống của chúng ta, mặc dù trong quá tri`nh diễn biến của đời sống trần tục chúng ta có thể học hỏi và bởi sự kiểm soát chính mi`nh có thể dần dần mất đi sự ham muốn ái dục.
Chân đế thâm diệu thứ ba, sự diệt khổ (dukkha-nirodha-ariyasacca, Diệt Khổ thánh đế), ám chỉ nhiệm vụ của sự nhận biết. Mặc dù Niết bàn, sự tận diệt đau khổ, chỉ có thể một vị Thánh nhân nhận thức rõ , với lo`ng tin chúng ta đặt để nơi đạo pháp như đường lối chỉ đạo cho đời sống chỉ dẫn chúng ta cái gi` chúng ta phải chọn lựa như là nguyện vọng cuối cùng của chúng ta, như là căn bản giá trị tối cần thiết sau cùng của chúng ta. Một khi chúng ta đã hiểu được rằng tất cả mọi vật trong thế giới, trở thành không vĩnh cửu và mong manh, không bao giờ có thể cho chúng ta một sự hài lo`ng toại nguyện hoàn toàn , chúng ta có thể sau đó nâng mục tiêu của chúng ta tới yếu tố tuyệt đối, Niết Bàn Bất Tử, và làm sự ao ướt đó trở thành trung tâm điểm cái mà chúng ta hàng ngày chọn lọc và quan tâm.
Cuối cùng, chân đế thâm diệu thứ tư, con đường dẫn đến sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca - Đạo diệt khổ thánh đế) là Thánh đạo tám ngành (chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh Tấn, Chánh niệm, Chánh định) ấn định cho chúng ta phần việc dẫn tới sự giác ngộ. Một vị thánh nhân đã đạt tới ti`nh trạng vị thánh là do hành tri` Thánh đạo tám ngành (bát chánh đạo), và trong khi đó là một vị thánh nhân thi` chắc chắn không bao giờ trệch hướng khỏi con đường đạo, Lời dậy của Đức Phật cho chúng ta sự chỉ dẫn rõ ràng tỉ mỉ rằng chúng ta cần bước đi con đường đạo lên đến tột bậc trong mặt bằng của vị thánh. Đây là con đường đưa tới cái nhi`n, đưa tới nhận thức, dẫn tới sự nhận thức cao hơn, giác ngộ và Niết bàn, hoàn thiện, chu toàn đạt được của tính cao thượng.


Phương thức giải trừ sân hận - Bhikkhu Nagasena

Phương Thức Giải Trừ Sân Hận.
Nguyên tác : Anger Management Tác giả : Bhikkhu Nagasena


Minh Hạnh  dịch 


Tâm định đạt được qua việc hành thiền là dụng cụ đầu tiên cần thiết trong việc nhận thức kịp thời khi sự sân hận trổi dậy, khi những dấu hiệu cho thấy tinh thần căng thẳng bắt đầu xuyên qua cơ thể. Tôi không thể nào diễn tả hết được sự quan trọng của việc nhận thức kịp thời này. Khi việc hành thiền của bạn được tinh tấn, bạn sẽ nhận thức rõ ràng đặc tính của sự sân hận, bản chất của nó, phẩm chất của nó, và sự sôi xục của nó. Đối với một số người sự tinh tấn này đạt được khá dễ dàng, trong khi đối với một số người khác đó là việc rất khó khăn để tập luyện vì những sân hận mà họ trãi qua là kết quả của tính tình nóng nảy của họ. Tuy nhiên, thật là dại dột nếu bạn chán nãn, bỏ cuộc. Bạn hãy tự nhắc nhở bạn là sự hành trì thiền là một liều thuốc trị bá bịnh và với sự cố gắng, bạn sẽ đạt được kết quả. Một số thiền sinh đã thành công trong việc gạt bỏ hết được tính nóng giận, trong khi một số thiền sinh khác thành công trong việc khống chế được những nổi tức tối sôi xục trong lòng. Nhân dịp này, nơi đây tôi giải thích tường tận về tiến tình thiền định để việc hành trì của bạn co' thể gặt hái được kết quả như y'.
Thứ nhất, bạn phải hoàn toàn nhận rõ được ti`nh trạng tâm thức của bạn. Sự nhận thức rõ ràng là cách điều trị tiên khởi. Bạn hãy để ý coi sự giận dữ làm thiệt hại cho bạn như thế nào, làm ảnh hưởng đến sự bình tỉnh của bạn như thế nào, làm tinh thần bạn căng thẳng đến mức nào, chận đúng lại sự suy nghĩ chính chắn của bạn ra sao. Bạn hãy tự nhủ rằng " Giận dữ chỉ làm thiệt thòi cho ta mà thôi."
Thứ hai, bạn phải nhận ra rằng " Sự giận dữ này không phải do kẻ khác gây ra, nhưng đó chính là kết quả của cái ngã của bạn đã vô tâm phản ứng lại một việc gì, mà một người nào đó đã nói hay đã xử sự với bạn." Khi đạt được sự nhận thức này, bạn sẽ thấy được những hậu quả gì sẽ gây ra do sự giận dữ của bạn đối với kẻ khác. Hãy nhắc nhở bạn rằng bạn cảm thấy như thế nào khi một người nào đó trút cơn giận lên bạn. Điều này rất là hữu ích. Nên nhớ rằng sự đau khổ gây ra bởi sân hận tạo nên phiền não cho kẻ tạo nghiệp. Sự giận dữ bùng ra hầu như luôn luôn được nối tiếp bằng các điều sai quấy. Hãy nghỉ tới nghiệp báo khi bạn gây đau khổ cho kẻ khác. Nên biết rằng ý nghỉ của bạn về phòng thủ và tự vệ đều là bản ngã chung của con người. Như vậy thì bạn nên để cho sự việc tiến triển theo lẽ tự nhiên. Không nên chối bỏ nó. Hãy co' lòng bao dung đối với kẻ khác; hãy biết rằng mọi người phải chịu ảnh hưởng về nghiệp báo do chính mình gây nên. Sự nhận thức khôn ngoan sáng suốt này rất phù hợp với cái NGỘ trong đạo pháp.
Đừng lo lắng nếu người ta không để ý tới bạn. Đừng trông cậy vào kẻ khác chăm sóc bạn, mà hãy tự chăm sóc lấy bạn. Hãy học hỏi qua việc hành trì để tự coi bạn là một người hiến thân cho đạo pháp, người đang khổ công hướng đến an lạc. Với sự tinh tấn về bao dung và an lạc trong đạo pháp, bạn sẽ thấu hiểu luật nhân quả và sẽ không cần đến phản kháng nữa. Hãy nhớ rằng bạn là người tạo ra cuộc sống của chính bạn. Bổn phận của bạn là phát huy sự sáng suốt để đưa bạn tới an lạc, hài hoà, phóng khoáng, và cứu rỗi tâm hồn. Phát huy tâm định tới mức độ cần thiết thật không dễ dàng nhưng đó là cách thức cảnh giác để kịp thời biết được bạn đang ở trong mức độ bực tức nào trước khi sự giận dữ bùng lên.
Khi một người nào đó co' hành động thù địch hay có tính cách gây tổn thương cho bạn, bạn có thể cảm thấy bị lúng túng. Đức Phật Ngài dạy rằng trong những trường hợp sự an lạc của bạn bị đe dọa, bạn có ba cách để xử sự. Thứ nhất, bạn phải thông suốt vấn đề để rõ trở ngại là cái gì, kế tiếp bạn phải quyết định cách hành xử của bạn và bạn phải thấy rõ hiệu quả của cách hành xử đó. Nếu ti`nh trạng vẫn tiếp tục tồi tệ thi` cách hành xử thứ hai của bạn là phải lánh xa ra khỏi môi trường thù nghịch đó, nếu bạn có thể làm được. Cuối cùng, nếu bạn không thể thóat khỏi môi trường đen tối đó thì bạn hãy đối diện với nó một cách khách quan. Điều quan trọng phải nhận rõ là bạn không thể nào đối diện và giải quyết vấn đề với ý nghỉ chủ quan của bạn. Bạn hãy để cái ngã qua một bên. Trong suốt cuộc sống, chúng ta đã quen thuộc hành xử theo bản ngã, bởi vậy không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể phá bỏ đuợc cái ngã đã cẩn sâu trong tâm khảm chúng ta. Mặc dù bạn thấu hiểu và tin tưởng những điều hướng dẫn nơi đây là đúng, nhưng rồi bạn có cố gắng cách nào đi nữa cũng có những trường hợp nóng giận xảy ra mà bạn không thể nào đè nén được. Phải làm gì đây? Dĩ nhiên, câu trả lời là phải sáng suốt và hiểu biết, phải bình tỉnh, phải nhớ tới nhân quả, phải bớt đi tự ái, phải cố gắng dằn lòng để chấp nhận tình trạng không thể tránh được. Đức Phật đã dạy rằng người dẫn dắt bạn và cũng là bậc thầy của bạn trong cuộc hành trình này là Trung Đạo và Bát Chánh Đạo. Hãy học tập và hành trì, rồi những cơn nóng giận của bạn nếu không tan biến hết thì ít nhứt cường độ cũng được giảm đi rất nhiều. Hãy nhớ rằng, niềm an lạc chỉ tồn tại khi bạn biết chấp nhận những sự việc của chính nó và khi bạn biết làm thế nào để buông xã. Không phải bạn chỉ ngăn cản không cho sự nóng giận bộc phát mà còn phải ngăn ngừa cả nguồn cội của nó; những nguồn cội này đã vô hình chung thâm nhập vào thể xác ta hoặc thế giới tâm linh của chúng ta.
Một cách khác để giải trừ niềm sân hận là biến đổi hận thù thành yêu thương. Việc làm này trước tiên cũng đòi hỏi phải có nhận thức. Để am hiểu được tình trạng, bạn hãy nhận ra những cảm giác của chính bạn về sợ hãi, đố kỵ, hoặc thù ghét, và bạn phải có đủ sáng suốt để thấy rằng bất cứ phản ứng nào do bạn gây ra cũng sẽ tạo cho bạn một nghiệp quả. Với sự nhận thức này, bạn sẽ trở nên an lạc hơn, và lòng thương người cùng sự bao dung sẽ nẩy nở. Bạn hãy phát triển lòng thương người bằng cách này cho tới khi nào bạn đạt được sự chuyển hóa, thay thế hận thù bằng tình thương. Bạn hãy tiếp tục con đường này rồi bạn sẽ đạt được hoan hỉ và tự tin. Tâm bạn sẽ không còn dư chỗ để chất chứa bất mãn. Đây là con đường đưa đến Bồ Đề tâm. Sự hành trì như vậy sẽ dẫn tới giác ngộ.
Có những rắc rối tương đối dễ giải quyết chỉ cần tìm được nguyên nhân gây ra nó. Không nên lầm lẫn, hồ đồ khi những rắc rối này xảy ra, chỉ cần cố gắng tìm xem việc gì đã tạo nên trong tâm ta những cảm giác ghét bỏ, giận dữ, căng thẳng, tức tối, v.v... Đức Phật dạy rằng nơi nào có quả thì nơi ấy luôn luôn có nhân. Sự giận dữ, tức tối bùng lên chỉ thuần túy là cái quả của một cái nhân. Trong cái nhân này bạn sẽ tìm được giải đáp cho vấn đề.
Cuối cùng: Hãy hành trì cho việc định tâm được tinh tấn cho tới khi bạn không còn lưu luyến tới thế giới, tới địa vị, tới quyền lợi nữa. Đức Phật dạy rằng hầu hết các vấn đề khó khăn của chúng ta xảy ra là vì chúng ta cố nắm giữ, ràng buộc, thèm khát, bám víu. Hãy liên tục nhắc nhở bạn rằng không có gì ngoài đạo pháp. Tất cả đều sẽ trở về với cát bụi. Những sự ràng buộc sẽ gây nên đau khổ. Tất cả đều bị hũy diệt. Vì có sự ràng buộc nên mới nảy sinh ra lầm lẫn, ích kỹ. Tất cả mọi hiện tượng trong trời đất đều nằm trong tiến trình của sinh và diệt. Tất cả đều mang bản chất của vô thường, khổ, và vô ngã.
Do vậy, mỗi khi tức giận, căm hờn, lo âu, hay căng thẳng khởi lên, hãy để yên cho nó dâng lên. Hãy hiểu rõ bản chất của nó mà không nên có phản ứng. Hãy thâu nhận kinh nghiệm cho chính bản thân bạn để biết rõ niềm sân hận dâng lên như thế nào, và để thấy rõ niềm sân hận tan biến như thế nào khi ta không đụng tới, không xen vào. Khi đạt được tinh tấn trong việc hành trì này, bạn sẽ thoát ra khỏi vòng tục lụy.

Tôi hy vọng rằng những gì tôi viết ra nơi đây sẽ giúp được bạn trong sự hành trì thiền định và nhờ đó bạn có thể thoát ra khỏi sự đau khổ của sân hận.

Pháp cho tất cả mọi người - Ajaan Lee Dhammadharo


Pháp cho tất cả mọi người 


Nguyên tác: Dhamma for Everyone Tác giả: Ajaan Lee Dhammadharo
Minh Hạnh dịch

Bây giờ tôi nhắc nhở các Phật Tử về một vài lời giảng của Đức Phật để khuyến khích các Phật Tử chú tâm đến việc thực hành đúng theo lời huấn dụ của Đức Phật. Những lời giảng này gọi là Pháp. Pháp là một sự trang hoàng cho tâm. Pháp cũng là một phương thức để phát triển quyền pháp của tâm.Những lời giảng mà tôi sắp sửa nói được lấy ra từ Giải Thoát Giáo(Ovada-Patimokkha), Tụng Đọc Giới Bổn (Patimkkha Exhortation). Đây là những lời giảng liên hệ tới bổn phận của hàng Tăng sĩ, nhưng những sự hành trì này cũng phù hợp để áp dụng cho các người cư sĩ. Người cư sĩ có thể hành trì và tự rèn luyện để trở thành người tốt, để có thể trở thành những người hổ trợ trong công việc hoàng pháp ngỏ hầu có thể làm rạng rỡ Giáo Pháp.

Những nguyên tắc chỉ đạo này, áp dụng cho tất cả chúng ta, thuộc về sáu tiêu đề:
Anupavado     =                                Không chê bai miệt thị ai
Anupaghato                                      Không xúc phạm làm tổn thương ai
Patimokkhe ca samvaro                    Hạn chế với những giới luật
Mattan~n~uta ca bhattasmim            Sự tiết chế thực phẩm
Pantan~ca sayanasanam                    Trú xứ nơi hẻo lánh
Adhicitte ca ayogo:                           Đạt tới tăng thượng tâm
Etam buddhana-sasanam                   Đây là sự giảng dậy của Đức Phật
Nguyên tắc chỉ đạo thứ nhất: Không chê bai miệt thị. Không ti`m kiếm lỗi lầm của người khác. Nói một cách khác là không nói xấu về người khác, không xuyên tạc người khác, không nói những lời đâm thoc chia rẽ người khác. Không báo cáo sai về người khác, và không xúi dục ai báo cáo sai về người khác. Không nguyền rủa hoặc la lối người khác. Thay vì tìm kiếm lỗi lầm của người khác, mỗi chúng ta nên tự nhìn lại những lỗi lầm của chính mình. Đây là ý nghĩa của không chê bai miệt thị.Bạn có thể dùng nguyên tắc căn bản này ở bất cứ nơi nào, dù bạn là  Tăng sĩ hay không.
Không tổn hại: Không ghét người khác. Thông thường khi người ta sống chung, cách hành xử của mọi người không giống nhau. Một vài người có kiểu cách tốt, một vài người có kiểu cách thô lỗ - nó không phải là xấu ác tệ hại, bạn phải hiểu rằng đó chỉ là kiểu cách thô lỗ của họ. Theo quy luật tự nhiên, một vài người thi` đầy nghị lực, siêng năng cần cù, và bền vững kiên cố; có những người khác thì thiếu nghị lực, yếu đuối nhu nhược và bịnh hoạn. Về lời nói, một vài người có khiếu nói chuyện, người khác thì không. Có những người nói rất nhiều, có những người không nói gì hết; có những người thích nói chuyện thế gian, có những người thích nói chuyện về Giáo Pháp; có những người nói điều bất thiện, có những người nói điều thiện. Đây gọi là sự không bình đẳng. Ở trong trường hợp này, có những mâu thuẫn và xung đột, ở một mức nào đó. Khi những tình trạng này nảy sinh ra cho chúng ta trong lúc chúng ta cùng sống trong môi trường Giáo Pháp, chúng ta sẽ không nắm giữ mối hận thù. Chúng ta sẽ tha thứ người khác và tẩy sạch vết nhơ trong tâm của chúng ta.Tại sao vậy? Bởi vi` nếu không thì sẽ trở thành thù oán và trong tình trạng thù địch. Hành động tha thứ thì được gọi là một món quà tặng của tính khoan dung. Nó làm cho bạn trở thành một loại người không nắm giữ các sự việc, không mang các sự việc đi khắp nơi, không mắc nhiễm các sự việc - một loại người không vác mối hận thù. Mặc dù có khi những lỗi sơ suất, hành động sai lầm hay là hiểu lầm lần này qua lần khác, chúng ta phải tha thứ cho nhau. Chúng ta phải có y' thức của sự thương yêu, tình cảm, và sự tử tế ân cần cho mọi người ở chung quanh chúng ta, càng nhiều nếu chúng ta có thể làm được. Đây gọi là không tổn hại. Nó là một phần sự hành trì của chúng ta như là một người Phật tử, cho cả hai người cư sĩ và người tu hành.
Hạn chế với những giới luật: là những hành xử giữ bạn tới gần Niết Bàn. Cái gì dẫn tới Niết Bàn?đó là Giới Luật. Mukha có nghĩa là miệng hoặc là cửa vào. Mokkha có nghĩa là được tự do. Tới ngồi gần thực phẩm của bạn thì miệng của bạn gần với tự do. Đừng ngồi khoảng cách xa, bạn sẽ bị trở ngại trong việc ăn. Ngồi vừa đủ gần thì bạn thoải mái với tới và đưa thực phẩm vào miệng bạn. Nói một cách khác, hành vi nào gần với đường lối của tôn giáo, thì đó là hành vi bạn cần phải theo. Để gần với tôn giáo có nghĩa là noi theo đời sống trong sạch. Bạn cũng biết những người cư sĩ cũng có đời sống trong sạch của họ, như là những tăng sĩ có đời sống trong sạch. Những người cư sĩ đi theođời sống trong sạch trong hai con đường. Thứ nhất là tuân thủ năm giới đầu trong tám giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh - đây là những gì làm cho đời sống trong sạch; không nói dối, và không uống các chất say. Đây là một hình thức của đời sống trong sạch, tiến gần đến Niết Bàn. Cách thứ hai cho người thường theo đuổi đời sống trong sạch là tuân thủ cả tám giới.
Như cho các sa di và các tăng sĩ, họ phải tuân thủ trong 10 giới hay 227 giới. Trong cùng thời gian, họ không được bỏ sót bất cứ một hành vi tốt nào mà họ phải theo. Đây gọi là đầy đủ phi hành xứ, hành xứ (acara-gocara-sampanno) Không được đi tới những nơi ngoài lãnh vực của giới cho phép nó có thể làm tổn hại tới bạn. Nói một cách khác đừng cho phép bạn đến những nơi đó, đừng cho phép bạn đếm xỉa ở những nơi đó và cũng không cho phép tâm bạn để y' tới những nơi đó. Không kết giao với những hạng người không đạo đức xấu xa những người có thói quen tập quán thô lỗ. Không hỏi y' kiến từ những người không có đạo đức. Không cho phép tâm của bạn vướng mắc với họ. Cố gắng nghĩ tới những người tốt, cùng với việc tốt mà bạn đã cố gắng phát huy. Đây gọi là đời sống trong sạch. Những ai có sự hành xử theo đường lối này thi` được coi như kiềm chế giới luật, kề cận ngay Niết Bàn.
Sự tiết chế thực phẩm: Có y’ thức điều độ trong các thực phẩm mà bạn ăn. Ở đây tôi nói về thực phẩm vật chất. Người ta ăn theo ba cách, và cách thứ nhất là ăn trong sự tham lam thèm khát . Mặc dù bao tử đã no, nhưng tâm còn chưa no. Miệng đã đầy thức ăn, bạn không thể nuốt những gì bạn lấy, bao tử thì đầy ắp, tâm thì vẫn muốn ăn thêm. Đây gọi là ăn trong sự tham lam thèm khát. Không nên để tánh tham lam này làm gánh nặng cho tâm.
Loại thứ hai là ăn trong sự mãn nguyện: Bạn hài lòng với những gì bạn có trong bát của bạn, và không ăn bất cứ thức ăn nào ngoài bát của bạn. Hoặc bạn hài lòng với những thực phẩm trong taybạn. Bạn không đòi hỏi thêm những thứ ngoài tầm tay của bạn. Bạn không tỏ một dấu hiệu nào bằng tay, bằng mắt hay biểu lộ nét mặt là bạn muốn ăn thêm. Bạn chỉ ăn những gì trong dĩa của bạn, những gì trong bát của bạn. Đây gọi là ăn trong sự hài lòng thỏa mãn.
Cách thứ ba là ăn trong sự nhúng nhường: Đây là cách ăn rất tốt, cho cả hai thế gian và trong Giáo Pháp. Hãy lấy Ngài Sivali làm thí dụ điển hình. Ngài ăn rất khiêm tốn nhúng nhường. Ngài ăn khiêm tốn như thế nào? Tất cả chúng ta đều biết Ngài Sivali là một người giàu có do nhận được sự cúng dường rất nhiều. Nhưng sự giàu có đó từ đâu đến? Nó đến từ sự ăn uống khiêm tốn. Sự ăn uống khiêm tốn là nguồn gốc đưa đến sự giàu có. Ngài Sivali đã làm gì với những sự cúng dường này: Bất cứ khi nào Ngài nhận được Tăng y, nếu Ngài không cho lại một món quà của sự cúng dường Tăng y đó thi` Ngài không bao giờ mặc cái Ngài đã nhận. Khi Ngài nhận thực phẩm trong bình bát của Ngài, Ngài đã không ăn cho đến khi Ngài cho lại một món quà đến một người nào đó. Không cần biết đó là tứ vật dụng nào Ngài nhận được - thực phẩm, quần áo, trú xứ, thuốc men, không cần biết nhiều như thế nào hay ít như thế nào - Một khi đã là quyền sở hữu của Ngài, Ngài đã không dùng cho đến khi Ngài chia sẻ với những người chung quanh Ngài. Khi Ngài nhận được nhiều Ngài làm một món quà lớn lợi ích tới nhiều người. Khi Ngài nhận được ít, Ngài vẫn cố gắng chia cho những người khác. Sự cho này đã làm tăng trưởng tất cả những điều tốt. Những người bạn của Ngài yêu mến Ngài, cộng đồng của Ngài yêu mến Ngài, và họ đã tử tế ân cần với Ngài. Đây là ly’ do tại sao tánh khoan hồng, quảng đại là then chốt cho tình bạn và dẹp tan được kẻ thù bạn.
Đó là những gì Ngài Sivali đã làm. Khi Ngài viên tịch từ đời sống đó và đã tái sanh trong cuộc đời kế, Ngài đã nhận được tất cả sự giàu có và không bao giờ bị đói. Mặc dù khi Ngài đến sống tại một nơi mà thực phẩm bị khan hiếm, Ngài đã không bao giờ bị đau khổ vì sự thiếu thốn đó, không bao giờ làm ngoài……
Bài học này có nghĩa gì với chúng ta, những gì chúng ta nhận được, chúng ta chỉ nên ăn một phần ba và đem cho ba phần kiaPhần nào dành cho thú vật, chúng ta cho thú vật. Phần nào dành cho người, chúng ta cho người. Phần dành chia sẻ đến những người đệ tử trong cuộc sống trong sạch, chúng ta đem cho với tâm trong sạch. Đây là y’ nghĩa của sự khiêm tốn trong sự tiêu thụ. Chúng ta cảm thấy tâm và thân nhẹ nhàng. Khi chúng ta chết, chúng ta sẽ không bị nghèo.
Điều căn bản này là điều rất tốt không những chỉ dành cho tôn giáo, mà cả cho thế giới hiện tại. Nó có nghĩa rộng lớn cho sự chinh phục khủng khoảng. Chinh phục khủng khoảng như thế nào? Khi người ta không nghèo, họ không khuấy động. Sự khủng bố từ đâu đến? Nó đến từ những người không có nơi nào để ở, không có gì để ăn, không có ai lo lắng cho họ. Khi họ nghèo khổ và đói khát như vậy, họ nghĩ rằng "một khi ta đau khổ thì ta làm cho tất cả mọi người khác cũng đau khổ giống ta. Không cho ai có bất cứ tài sản riêng nào. Làm cho tất cả mọi thứ trở thành của chung". Sự suy nghĩ này đến từ những kẻ nghèo khổ và bị tướt đoạt. Và tại sao họ bị nghèo khổ túng thiếu? Bởi vì có những người ăn một mình không chia sẻ. Họ đã không chia sẻ cho những người khác. Vì vậy những người bị đau khổ đã nghĩ tới việc trả thù, họ trở thành người cộng sản và người khủng bố.
Do vậy sự khủng bố đến từ lòng tham lam và lòng ích kỷ, từ sự không chia sẻ những gì chúng ta nhận được. Nếu chúng ta nhận được 10 đồng tiền baht, chúng ta có thể cho đi 9 đồng và chúng ta ănnhững gì mua được từ 1 đồng tiền baht còn lại  đó. Lối sống này làm chúng ta có nhiều bạn. Nơi đó sẽ có tình yêu và thiện y', hoà bình và thịnh vượng. Như thế nào mà những điều đó đưa đến? Khi mà người ta có nơi để ở và có thực phẩm để ăn, khi mà có thể ăn no và có thể ngủ khi họ nằm xuống thì tại sao họ lại muốn làm cái đầu của họ bận rộn với sự hỗn độn của chính trị.
Đây là ly' do tại sao Đức Phật dậy chúng ta rằng sự khiêm nhượng, khiêm tốn trong sự tiêu thụ của chúng ta là điều tốt, là điều thánh thiện và là điều đáng chú y'. Khi chúng ta thực hành đường lối này chúng ta ở trong cùng với nhóm cụm từ, có tiết độ trong sự ăn (mattan~n~uta ca bhattasmim).Chúng ta sẽ thực hành đúng, đang thực hành chính xác, cho sự lợi ích của chính chúng ta và những người khác.
Trú xứ nơi ẩn dật hẻo lánh: Đừng để bản thân bạn bận rộn. Bất cứ nơi nào bạn sinh sống, cố gắng ở nơi tĩnh lặng và an lạc. Đừng ở nơi rối loạn hay "đánh cồng" với những người trong nhóm. Đừng để bị lôi cuốn vào sự việc ngoại trừ thật sự không thể tránh khỏi. Khi bạn học và hiểu được bổn phận của bạn, giữ yên lặng, ở một nơi đơn độc và thực tập thiền. Khi bạn sống với những người khác, lựa trọn nhóm người yên tĩnh mà sống với họ. Khi bạn sống một mình xa lánh vật chất và là một người thầm lặng. Dù khi bạn sống với một nhóm người, nên là một người ly khai, chỉ nên nhận lãnh những gì tốt đẹp của họ, những gì an lạc mà trong nhóm cho ra. Khi bạn sống đơn độc không nên gia nhập vào nhiều các hoạt động. Yên tĩnh trong hành động, yên tĩnh trong lời nói, yên tĩnh trong y' nghĩ. Khi bạn sống trong một nhóm - hai hoặc ba người - không gia nhập những cuộc tranh luận. Khi có những cuộc tranh luận thi` nơi đó không có được sự an lạc. Hành động của bạn mà không hoà bình, bạn đứng lên và gây gỗ với những người chung quanh. Lời nói của bạn mà không ôn hoà, tâm bạn với những sự giận dữ, hận thù và cái ước muốn bịnh hoạn. Thật là không an lạc. Và điều đó làm tăng trưởng những nghiệp xấu. Khi bạn sống trong một cộng đồng - bất cứ nơi nào từ 4 người trở lên 99 người - bạn phải chắc chắn rằng cộng đồng đó an lạc, rằng ở đó không có sự tranh dành, không có sự tranh luận và không ai làm ai buồn hay không ai hãm hại ai. Cộng đồng phải có sự chung sức tu tập thanh thản đạo đức và Giáo Pháp. Đó là khi cộng đồng tốt, ngăn nắp và văn minh, sự nuôi dưỡng tiến bộ cho tất cả hội viên. Đây là một trong những bổn phận của người Phật tử, ở trong sự hướng dẫn của Đức Phật. Gọi là sự ẩn dật và nơi an nghỉ thanh vắng (Pantan~ca sayanasanam): Tạo nên một nơi yên tĩnh để sống, cho tâm hồn và thể xác được nhẹ nhàng.
Đừng thỏa mãn: Đừng vội thỏa mãn. Hãy siêng năng thực hành tập trung tâm tới trình độ an trú trong thiền định hay tăng thượng tâm. Hành trì tâm an trú thường xuyên như là một điển hình cho những người khác của cộng đồng. Khi bạn nói chuyện thì nên xin những lời cố vấn trong việc như thế nào để phát triển thiền định. Thảo luận những thành tựu của việc tập trung. Thực hành việc trừ khử chướng ngại ra khỏi t âm. Khi bạn làm điều đó, bạn đang thực hành trong đường hướng căn bản của tăng thượng tâm.
Một đẳng cấp khác của tăng thượng tâm là khi tâm được tự do khỏi những cản trở và bước vào sự tập trung, ngoài tất cả những lên và xuống. Nó thì vững chắc, dũng cảm và mạnh mẽ, không bị vẩn đục ô uế. Đây gọi là tâm an trú trong thiền định - addhicitta ca ayogo, đạt tới tăng thượng tâm. Do đó không nên thoải mãn. Tiếp tục hành trì theo đường lối này.
Etam Buddhanasasanam: Khi bạn thực hành như vậy, đó là bạn đang thực hành trong đường lối của Đức Phật hướng dẫn. Đó là những lời giảng dạy của Đức Phật phát ra từ kim khẩu của Ngài.
Tất cả chúng ta phải tạo dựng lên những nguyên tắc này trong chúng ta. Nếu bạn đặt bạn trong những điều giảng này, trong lương thiện và tính ngay thẳng, và rồi mặc dù không thể thoát ra khỏi sự đau khổ, nhưng ít nhất bạn sẽ phát triển theo chiều hướng đúng. Những tật xấu lần lượt biến mất theo từng ngày và những tánh tốt mà bạn chưa bao giờ có khi trước sẽ được tăng trưởng. Như là tánh tốt mà bạn đã có sẵn, nó đã thành công và tăng tiến.

Do vậy bây giờ bạn nghe những điều này và hành trì nó. Bạn thực tập theo đường hướng của Đức Phật dậy. Khi bạn làm điều đó bạn sẽ gặt hái hạnh phúc và thành công như bạn phát triển trong đường lối giảng của Đức Phật.

Tu Tịnh Khẩu - Catherine Joanna Cơoke

Tu Tịnh khẩu

By Catherine Joanna Cơoke.
Bản dịch của Minh Hạnh.

Bài viết bởi một thiền sư người Đại Hàn Haeng Sunim, hiện đang tu tại Mu Sang Sa, Đại Hàn, trong một trung tâm thiền Zen quốc tế By Catherine Joanna Cơoke - Monday, March 14, 2005


Tôi đã có lời nguyện là sẽ bắt đầu tu tịnh khẩu một năm kể từ thứ Sáu này, ngày 12 tháng 11, 2004 (Lá thư này đã được viết vào ngày 6 tháng 11, 2004). Y' nghĩa của sự tu tịnh khẩu của tôi là trong thời gian một năm tới, mặc dầu tôi sống trong một cộng đồng có nhiều chủng tộc khác nhau với số người từ 10 cho đến 30 người, nhưng thật ra trong căn bản thì tôi chỉ sống có một mình tôi thôi. Tôi vẫn viết lách để liên lạc nhưng hạn chế đến mức tối đa, còn việc nói chuyện thì tuyệt đối là phải tịnh khẩu. Thêm vào đó trong khoảng thời gian này tôi sẽ ở lại trong chùa, làm việc và tu tập, thay vi` đi du ngoạn vào mùa thu và mùa xuân như chúng tôi vẫn thường đi.
Sự tu tập này tạo được một số lợi ích rất có giá trị. Trước nhất, sống trong xã hội và ngay cả sống trong chùa, chúng ta phải mất rất nhiều thời giờ và công sức để tạo dựng và duy trì mối tương quan với mọi người chung quanh. Việc này tự nó không là một việc tốt mà cũng không là một việc xấu, nhưng đôi khi sự giao thiệp của chúng ta chỉ là một cách để lẩn trốn những buồn phiền trong nội tâm, để khỏa lấp những cảm giác cô đơn, chán chường, hay là để quay lưng chối bỏ một thứ gi` đó mà chúng ta không muốn đối diện. Sự tịnh khẩu là một đường lối tốt nhất để đơn giản hóa đời sống của con người trong một khoảng thời gian nào đó để tất cả những gì xuất hiện và tan biến trong tâm tư sẽ được nhìn thấy rõ ràng, tường tận.
Tâm của bạn sẽ không nhất thiết tĩnh lặng hơn, nhưng bạn có thể nghiền ngẫm sâu xa những gì bạn đã trãi qua. Mặc dù xã hội của chúng ta không quảng bá hệ thống giá tri này, nhưng thật sự thi` một trong những việc đáng quí nhứt trong đời sống của chúng ta là chúng ta có thể hiểu chúng ta toàn diện. Không phải một vài y' kiến của chúng ta mà người khác muốn chúng ta tin tưởng, cái căn bản dựa trên sự suy nghĩ. Nhưng một vài kinh nghiệm về “sự thật” thi` vô cùng quan trọng, cái mà trước khi có sự suy nghĩ khởi lên, kể cả trước khi phát ra lời nói, chúng ta có thể gọi là "tuyệt đối"
Tôi đã tu tịnh khẩu một thời gian là 3 tháng, nhưng nó luôn luôn có những trường hợp bắt buộc tôi phải lên tiếng vì một lý do này hay một lý do khác. Nhưng lần này tôi hy vọng là sẽ không nói suốt thời gian một năm và chờ xem kết quả mang tới sẽ như thế nào. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng đường lối tu tập này thi` có nhiều lợi lạc cho chúng ta, bởi  trong khoảng thời gian ngắn ngủi tôi đã thử thực tập trước kia đã cho tôi một kinh nghiệm rõ ràng trong đời sống của tôi. Nếu bạn chưa bao giờ thử đường lối tu tập này, tôi có một lời đề nghị là bạn nên thử tịnh khẩu dù chỉ một ngày để coi bạn sẽ gặt hái được kinh nghiệm gi`.


Bản dịch chấm dứt ở đây