Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Phương Pháp Cân Bằng - Bhikkhu Bodhi

Phương Pháp Cân Bằng
 The Balanced Way 

By Bhikkhu Bodhi - 1998

Nguồn: http://www.phapluan.net/DieuPhap/access_to_insight/tacgia.htm

Việt dịch - Minh Hạnh , ngày 24-5-2017

Giống như loài chim bay xa nhờ vào hai cánh của chúng, sự thực hành Giáo Pháp giữ vững được do hai định tính tương phản mà sự phát triển cân bằng là chủ yếu cho sự chân thật và phát triển vững chắc . Hai phẩm chất này là sự quên mình và lòng từ bi. Trong khi lý thuyết xuất gia Phật Pháp chỉ ra con đường dẫn tới sự giải thoát là một tiến trình rèn luyện bản thân tập trung vào việc kiểm soát từ từ và khắc phục tham vọng, nguyên nhân của đau khổ . Trong khi lời giảng dạy về lòng từ bi, Phật Pháp đề nghị chúng ta tránh làm tổn hại người khác, hành xử vì hạnh phúc của họ, và thực hiện được quyết định tuyệt vời của Đức Phật để cống hiến cho thế giới con đường đến sự bất tử.

Được xem xét trong sự đơn điệu, sự quên mình và lòng từ bi có những lôgic nghịch đảo mà dường như chỉ chúng ta theo những hướng trái ngược nhau. Một hướng dẫn chúng ta tới mức độ tĩnh mịch nhằm thanh tịnh bản thân, và hướng kia nhằm tăng trưởng sự tham dự với những hướng khác trong hành động lợi ích cho chúng sanh. Tuy nhiên, không kể sự khác biệt của chúng, sự quên mình và lòng bi mẫn hỗ trợ nhau trong năng nổ tác động lẫn nhau suốt quá trình tu tập, từ những bước cơ bản đạo đức đến đỉnh cao của sự giải thoát trí tuệ. Sự kết hợp của hai, sự liên kết cân bằng của chúng, được thể hiện một cách hoàn hảo nhất qua hình ảnh của Đấng Toàn Giác, người hiện thân của sự quên mình hoàn toàn và của lòng bi mẫn.

Cả hai sự quên mình và lòng bi mẫn đều dự phần vào cội nguồn thông thường gặp phải với khổ đau. Điều này tương ứng với phản ứng của chúng ta đối với đau khổ phải đối mặt qua kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, hoặc phản ứng của chúng ta đối với đau khổ được chứng kiến trong cuộc sống của người khác. Tuy nhiên, các phản ứng tự phát của chúng ta chỉ là những hạt giống của những phẩm chất cao hơn điều này, chứ không phải thực chất của chúng.Để đạt được năng lực để duy trì việc thực hành Pháp của chúng ta, sự quên mình và lòng bi mẫn phải được trau dồi một cách có phương pháp, và điều này đòi hỏi một quá trình quán tưởng liên tục làm biến đổi những sự kích động ban đầu của chúng ta thành những đức tính tinh thần trọn vẹn.

Trong cấu trúc sự quán tưởng này để rèn luyện là giáo lý Tứ Diệu Ðế điều mà cung cấp khuôn khổ học thuyết chung cho sự quên mình và lòng bi mẫn. Sự quên mình được phát triển do từ sự thúc đẩy bẩm sinh của chúng ta để tránh phiền não và khổ đau. Nhưng trái lại sự thúc đẩy này, trước khi suy nghĩ, dẫn đến loại bỏ sự lo lắng từ những tình huống đặc biệt được coi là đe dọa cá nhân, sự suy ngẫm cho thấy mối nguy căn bản nằm trong tình huống hiện tại của tự nó --- Bị ràng buộc bởi vô minh và tham dục trong một thế giới vốn đã đáng sợ, đầy dãy sự lừa dối và không đáng tin cậy. Từ đó, động cơ chủ yếu đằng sau hành động quên mình là ước mong tự do tâm linh, cùng với sự công nhận rằng sự thanh tịnh hóa bản thân mình là một nhiệm vụ bên trong dễ thực hiện nhất khi chúng ta xa rời khỏi những hoàn cảnh bên ngoài từ nuôi dưỡng khuynh hướng không lành mạnh của chúng ta.

Sự phát triển lòng bi mẫn phát ra từ những cảm giác đồng cảm của chúng ta với người khác. Tuy nhiên, như một đức tính từ bi tinh thần không thể được đặt ngang hàng với một cảm tính tình cảm , cũng không nhất thiết ngụ ý một lời tuyên bố để làm hại mình trong hoạt động vị tha. Mặc dù lòng bi mẫn rõ ràng bao gồm sự cảm thông xúc cảm và thường thể hiện trong hành động, nó chỉ trưởng thành hoàn toàn khi được hướng dẫn bởi trí tuệ và bình tỉnh do sự buông bỏ. Trí tuệ tạo điều kiện cho chúng ta vượt qua những sự rủi ro bất định mà chúng sinh có thể tạm thời bị ảnh hưởng đến chiều sâu và những yếu tố khổ đau tiềm ẩn không thể tách rời khỏi điều kiện hiện hữu.Như là một sự hiểu biết hoàn toàn và bao hàm toàn diện về Tứ Diệu Ðế, trí huệ đã mở ra cho chúng ta phạm vi rộng lớn, mức độ đa dạng, và nguồn gốc sâu xa của những đau khổ mà bất cứ sinh linh nào trong chúng ta cũng phải gánh chịu, cũng như các phương tiện để dẫn họ thoát khỏi khổ đau.Từ đó các dấu hiệu về sự thương cảm tự phát và lòng bi mẫn chín chắn thường mâu thuẫn,và chỉ những điều sau là hoàn toàn đáng tin cậy như những hướng dẫn của hành động ích lợi có hiệu quả tuyệt cao .Mặc dù thường xuyên thận trọng rèn luyện lòng bi mẫn sẽ đòi hỏi chúng ta phải hành động hoặc nói ra, đôi khi việc này có thể khuyên chúng ta phải yên lặng tĩnh tâm và cô lập như là tiến trình có lợi nhất cho những lợi ích lâu dài của người khác cũng như của chính chúng ta.

Trong sự cố gắng đi theo giáo Pháp, một trong hai công đức chủ yếu này phải được chú ý đặc biệt, tùy thuộc vào tính khí và hoàn cảnh của chúng ta. Tuy nhiên, đối với tu sĩ và cũng như cư sĩ tại gia, sự thành công trong việc phát triển con đường tu tập đòi hỏi cả hai phải quan tâm thích đáng và những thiếu sót trong từng bước phải được khắc phục. Theo thời gian chúng ta sẽ thấy rằng hai điều sự quên mình và lòng bi mẫn, mặc dù nhắm tới hướng khác nhau, cuối cùng là tăng thêm sức mạnh lẫn nhau. Lòng bi mẫn thúc đẩy chúng ta hướng tới sự quên mình lớn hơn, như chúng ta biết sự tham lam và luyến ái làm cho chúng ta trở nên nguy hiểm cho người khác.Và sự quên mình thúc đẩy chúng ta hướng tới sự bi tâm lớn hơn, vì việc từ bỏ ái dục giúp chúng ta chuyển đổi những quan điểm hẹp của cái tôi cho những quan điểm rộng lớn hơn của một tâm thông cảm vô bờ bến. kết hợp cùng nhau trong sự hỗ tương làm tăng thêm sự vững chắc, sự quên mình và lòng từ bi góp phần vào sự cân bằng trọn vẹn của con đường tu tập Phật giáo và mang đến sự hoàn thiện của kết quả cuối cùng của nó.