Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Ai sống một trăm năm, Không thấy Pháp Tối thượng - Bhikkhu Bodhi

Ai sống một trăm năm, Không thấy Pháp Tối thượng, Tốt hơn sống một ngày, Thấy được Pháp Tối thượng 
Better Than a Hundred Years -

By Bhikkhu Bodhi - 2005

Việt dịch - Minh Hạnh - 24-6-2017

Nguồn: http://www.phapluan.net/DieuPhap/access_to_insight/tacgia.htm


Một ngày không lâu trước đây tôi đã trả lời một cuộc phỏng vấn qua hệ thống truyền thanh với một người theo học thuyết tương lai (nhà tiên tri) người Mỹ (American Futurist) với tên mà tôi nghe không rõ. Chữ futurist này chỉ cho một người nghiên cứu về dự đoán tương lai. Bằng cách thu thập một số lượng lớn thông tin về sự phát triển hiện tại đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ông đã khám phá ra những khuynh hướng đáng chú ý nhất trong công việc dưới bề mặt của các trường hợp, và bằng cách ước tính từ những khuynh hướng này ông đã xây dựng một hình ảnh về một tương lai trong các khoảng thời gian dài - dài cả thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ kế tiếp. Lẽ tự nhiên, khi khoảng cách thời gian từ hiện tại gia tăng, những hình ảnh ông tưởng tượng càng nhiều thì càng sai lầm nhiều hơn; tuy vậy yếu tố phỏng đoán là không thể tránh được trong tất cả các sự tiên đoán lâu dài, những gì mà người tiên tri giữ được là các dự đoán của ông dựa hoàn toàn vào quỹ đạo mà chúng ta đang đi dọc theo ngày nay. 

Những câu hỏi mà người phỏng vấn đặt ra đã được khai thác từ người tiên tri một hình ảnh đáng ngạc nhiên về những điều sắp xảy ra. Trong quan điểm lạc quan của ông, những căn nguyên đau khổ rất lâu năm của con người sẽ mang lại sức ép nhất định do tính chất khéo léo và tính quả quyết của chúng ta tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Vào thế kỷ tiếp theo sẽ mở ra kỷ nguyên phát triển đột phá, sự phồn vinh và sự công bằng, với những thay đổi cấp tiến xảy ra ngay cả trên các giới hạn sinh học căn bản nhất. Những cặp vợ chồng nào muốn có con sẽ không còn phụ thuộc vào các quá trình tự nhiên có thể bị tổn thương bởi số phận và bi kịch: họ sẽ có thể quyết định các nét đặc trưng chính xác mà họ muốn con mình có và họ sẽ có được chính xác những gì họ muốn. Khoa học y khoa sẽ tìm ra cách điều trị bệnh ung thư, bịnh AIDS, và các chứng bệnh khiếp đảm khác, trong khi hầu như mọi cấu trúc sinh học quan trọng sẽ được thay thế bởi một bộ phận tương ứng nhân tạo. Các nhà sinh vật học sẽ khám phá ra làm thế nào để ngăn chặn quá trình lão hóa, cho phép chúng ta duy trì sự trẻ trung và khả năng tồn tại lâu dài trong những năm tháng cuối cùng. Vào cuối thế kỷ kế tiếp đời sống của loài người sẽ kéo dài 140 năm. Và trước khi thiên niên kỷ tiếp theo kết thúc, khoa học sẽ tìm ra chìa khóa của sự bất tử: "Đó là một trăm phần trăm," ông ta đoan chắc với chúng tôi.

Trong khi tôi lắng nghe người đàn ông có kiến thức, phát âm rõ ràng và nói huyên thuyên này về sự sống lạc quan như vậy, tôi có cảm giác một sự bất an đang day dứt trong lòng tôi. "Hình ảnh này có cái gì sai trái vậy?" Tôi luôn tự hỏi mình, "Có cái gì đó còn thiếu? Cái gì làm mình bận tâm?" Ở đây ông ta đã mô tả một thế giới trong đó loài người sẽ chiến thắng mọi báo ứng thời quá khứ, có lẽ ngay cả sự chết; Và tôi cảm thấy rằng tôi không thể đầu tư vào, vì rằng tôi thích đời sống khốn khổ, dễ vỡ, dễ bị tổn thương này, bản tính cuộc sống đã mang lại cho chúng ta từ khi sinh ra. Tại sao?

Đối với một điều, nó dường như làm tôi thấy rằng hình ảnh rực rỡ về tương lai của ông ta phụ thuộc vào một số tưởng tượng khá lớn. Những tưởng tượng chỉ có thể thực hiện được bằng cách làm ngơ trước những khuynh hướng khác trong hiện nay nó xa vời với cách làm cho mình cảm thấy dễ chịu. Ông ta đã đoán trước rằng những tiến bộ trong kỹ thuật học sẽ chỉ mang lại những lợi ích mà không tạo ra những rắc rối mới ghê gớm như những điều trước đã làm khó chúng ta hôm nay; bằng sự thông minh thực tế, chúng ta có thể chỉnh sửa những sai lầm cũ mà không cần phải kềm chế sự tham lam gây ra những sai lầm đó ngay lúc ban đầu; như thế người ta sẽ tự nguyện đặt lợi ích chung lên trên sự thúc đẩy của tính tham lam thường tình; vì rằng sự phát triển của sự giàu có vật chất sẽ đủ để loại trừ sự hoài nghi, sự căm ghét, và tính ác nghiệt mà đã tạo ra rất nhiều đau khổ trong suốt chiều dài của lịch sử.

Tuy nhiên, tôi tiếp tục suy nghĩ sâu xa, tôi nhận thức rằng đây không phải là tất cả những gì làm tôi bận tâm về những sự tưởng tượng của người tiên tri; Tôi cảm thấy có một điều gì đó hỗn tạp vẫn còn nằm sâu trong tâm tôi. Ở sự khởi đầu của nó, tôi nhận ra, trạng thái bất an hoặc lo lắng của tôi quan tâm xung quanh kết quả của sự định hướng. Sự tưởng tượng ông ta cho thấy một tương lai, trong đó loài người hoàn toàn đắm chìm trong những lợi lộc thế tục, mải mê trong cuộc chiến chống lại những hạn chế thiên nhiên, hướng hoàn toàn vào thế giới của vật chất. Cái rõ ràng thiếu trong sự tưởng tượng của ông ta là cái có thể gọi "tính năng siêu việt" Ở đó không có dấu hiệu nào cho rằng sự tồn tại của con người không phải là một vòng tròn khép kín từ đó nó mang ý nghĩa của nó, rằng việc tìm kiếm cho việc hoàn thành thực sự đòi hỏi sự tham khảo đến một phạm vi vượt khỏi mọi thứ hạn chế và phi vật chất.

Bằng cách xóa bỏ tất cả điều nói đến một "tính năng siêu việt", người tiên tri có thể miêu tả sinh động một nhân loại bảo đảm với khái niệm sự lợi ích tối hậu là nhận thức rõ bằng cách đạt được sự hiểu biết về thế giới bên ngoài thay vì làm chủ chính mình. Theo quan điểm đời sống con người cuộn vào đau khổ, và những đau khổ phát sinh từ xung đột giữa ham muốn của chúng ta và nhu cầu tự nhiên của thế giới, chúng ta có thể giải quyết đau khổ bằng cách hoặc là thay đổi thế giới để nó phù hợp với ham muốn của chúng ta hoặc bằng cách thay đổi bản thân để các ham muốn của chúng ta hòa hợp với thế giới. Ý tưởng được mô tả bởi người tiên tri cho thấy một tương lai trong đó sự lựa chọn đầu tiên được thuyết phục; tuy nhiên Đức Phật, và tất cả các bậc thầy tâm linh vĩ đại khác của loài người, đều thống nhất với lời khuyên cho đường lối thứ hai. Đối với họ công việc của chúng ta không phải là thao tác các điều kiện bên ngoài chịu trách nhiệm cho sự bất mãn của chúng ta như là để vượt qua những căn nguyên chủ quan của sự không hài lòng, để chế ngự lòng ích kỷ, sự tham dục, và sự vô minh của chính chúng ta. 

Trong sự lựa chọn cách tiếp cận cổ xưa hơn tôi không muốn khuyến khích chúng ta phải thụ động chấp nhận tất cả những nhược điểm mà cuộc sống con người bị tổn thương. Thẳng thắn từ chối chắc chắn không phải là câu trả lời. Chúng ta phải cố gắng để loại bỏ các căn bệnh làm suy nhược, để thúc đẩy kinh tế và công bằng xã hội, để xây dựng một thế giới trong đó các tiện nghi cơ bản về sức khoẻ và hạnh phúc được phân phối rộng rãi nhất có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, khi cuộc chạy đua cơ khí của nền văn minh đổi mới trong kỹ thuật thì chúng ta có nguy cơ mạo hiểm vào những khu vực nguy hiểm. Để chống lại với sự càn rở của nhà khoa học Hy Lạp Promethean muốn khuất phục thiên nhiên theo ý của mình để diệt trừ tất cả các nguyên nhân đối tượng của sự đau khổ của chúng ta điều này như là một việc làm ngạo mạn - kiêu căng và phỏng đoán - và, như chúng ta biết từ bi kịch của Hy Lạp, sự kiêu căng láo xược sẽ không tránh khỏi cơn thịnh nộ của các vị Thần.

Ngay cả việc chúng ta liều lĩnh can thiệp vào định luật thiên nhiên cũng không tránh được những thiên tai kinh hoàng, chúng ta vẫn có nguy cơ suy sụp từ từ vào việc coi nhẹ và cơ giới hóa đời sống loài người. Về tiêu chuẩn tiến bộ bằng cách tạo ra tính chất kỹ thuật tinh vi chúng ta đánh mất chiều sâu đạo đức và độ cao của cá nhân cái mà luôn luôn là dấu hiệu cổ điển cao qúy của loài người. Chúng ta dẹp bỏ sự cách biệt cao thấp của chúng sinh, làm giảm chính chúng ta xuống bằng mặt phẳng hoàn toàn mà trong đó thì những chuyện đáng chú trọng là kinh nghiệm kỹ thuật và hiệu quả tổ chức . Qua đó chúng ta đã gần hơn với tình huống được mô tả bởi nhà thơ và là nhà phê bình văn học người Anh, ông T.S. Eliot, "sự nghiệp của chúng không kết thúc với tiếng vang, mà là với tiếng thút thít." 

Trong khi tôi suy nghĩ sâu xa về những tiên đoán của nhà tiên tri, một số câu kệ Kinh Pháp Cú đã gợi ý một hình ảnh khác biệt nổi bật về vấn đề mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống của chúng ta. Các câu trong "Phẩm Muôn Ngàn", câu kệ 110 đến câu 115. Bốn câu đầu nói rằng dù chúng ta sống bao lâu, cách sống của chúng ta thế nào, những phẩm chất chúng ta thể hiện sẽ ở trong chúng ta:

 "Dù sống đến trăm năm, 
Phóng túng, không thiền định, 
Chẳng bằng sống một mình, 
Giới tịnh và thiền tịnh. 
Trăm năm sống ở đời ,
 Ác tuệ, không thiền định,
 Không sánh với một ngày,
 Có trí, có thiền định.
 Ai sống trọn kiếp người,
 Biếng nhác không tinh tấn,
 Chẳng sánh được một ngày, 
Nỗ lực tận khả năng. 
Sống trọn kiếp trăm năm, 
Không thấy pháp sanh diệt, 
Chẳng bằng chỉ một ngày,
 Lẽ vô thường thấu triệt.. "

(Kinh Pháp Cú 110-113 TT Giác Đẳng dịch Việt)

Những câu kệ này Đức Phật dạy nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta, nhiệm vụ mà tất cả những điều khác phải hổ trợ, đó là làm chủ chính mình. Nhiệm vụ khó khăn mà Đức Phật đưa ra không phải là trừ khử tất cả những trở ngại xuất hiện trong đời sống chúng ta, nhưng để bảo vệ , để chế ngự những ham muốn gây nên đau khổ cho chúng ta ở chính nơi chúng sinh ra: trong tâm của chúng ta. Cũng vậy cuộc sống của chúng ta điều khiển bởi tham dục, sẽ không bao giờ hết sự bất mãn, vì việc loại bỏ một trở ngại nó chỉ tạo ra một cái mới trong một chu trình lập lại. Điều thiết yếu không phải là để kéo dài cuộc sống bằng cách điều chỉnh các quy trình sinh học để chúng hoàn thành những giấc mơ hoang dại của chúng ta, nhưng để làm cao qúy cuộc sống bằng cách tu tập cho tâm hồn được tĩnh lặng trong giới hạn khiêm tốn của điều kiện tự nhiên của chúng ta.Và điều này đã đạt được, như Đức Phật nhấn mạnh nhiều lần, bởi ba sự rèn luyện về đạo đức, thiền định, và sự quán chiếu sâu sắc vào sự vô thường của tất cả các pháp hữu vi. 

Hai câu kệ Pháp Cú cuối 114 và 115 nói về điểm tu tập, đây cũng là mục đích hướng tới cuộc sống của chúng ta: 

"Ai sống một trăm năm, 
Không thấy câu bất tử, 
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được câu bất tử. 
Ai sống một trăm năm, 
Không thấy Pháp Tối thượng,
 tốt hơn sống một ngày,
 Thấy được Pháp Tối thượng."

(Kinh Pháp Cú 114-115 TT Giác Đẳng dịch Việt)

 Nếu tiến bộ của con người không phải là một tranh luận đơn giản về những phô trương công nghệ nhằm vào mục đích hoán cải giới hạn tự nhiên của chúng ta, chúng ta cần có những sáng kiến để làm la bàn cho cuộc sống của chúng ta, những cái cho phép chúng ta vượt qua ranh giới sống chết. Đối với Phật giáo điều đó là Niết Bàn, sự bất tử, Chân Lý Tối Cao, là tình trạng vượt qua mọi điều kiện giới hạn khác. Nếu không có yếu tố siêu việt này, chúng ta có thể đi lang thang đến nơi vô định và chìm trong hoang tưởng cuộc sống của chúng ta sẽ vẫn trống rỗng. Sự trọn vẹn của ý nghĩa chỉ có thể đến từ căn nguyên ý nghĩa, từ điều siêu việt và vô điều kiện. Để phấn đấu cho mục tiêu này là tìm ra một giá trị sâu sắc và một đỉnh cao của sự xuất sắc mà không bao giờ có thể được bình đẳng bởi một công nghệ táo bạo vô cảm. Để thực hiện mục đích này là để chấm dứt khổ đau: để tìm thấy sự bất tử ở đây và ngay bây giờ, thậm chí ở giữa thế giới không hoàn hảo này vẫn luôn luôn phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật và cái chết.