Pháp không tái sinh
Dhamma Without Rebirth
By Bhikkhu Bodhi - 1998
Việt dịch - Minh Hạnh
Để đáp ứng với những căng thẳng trong cuộc sống thời nay về nhu cầu giáo dục tôn giáo liên quan đến cá nhân và có thể kiểm chứng trực tiếp, trong một số phạm vi Giáo Pháp nào đó, học thuyết về thuyết tái sinh của Phật giáo đã được nêu ra để kiểm chứng lại khẩn thiết hơn. Mặc dù chỉ có một vài học giả Phật giáo đương đại vẫn còn đi xa đến mức đề nghị bỏ học thuyết này vì là "không khoa học", một quan điểm khác đã đạt được kết quả cho thấy trong bất cứ thế nào tái sanh hay không tự nó là một thực tế, học thuyết về tái sinh không cần thiết trên phương diện tu tập Pháp và do vậy không có chỗ đứng chắc chắn trong giáo lý Phật giáo. Phật Giáo thì cho rằng điều quan tâm đến là ở đây và bây giờ, để giúp chúng ta giải quyết các khó khăn trong cuộc sống thông qua sự tăng trưởng sự tự nhận thức và sự trung thực nội tâm. Tất cả những gì còn lại của Phật giáo chúng ta có thể buông bỏ như là những đồ trang sức tôn giáo của một nền văn hoá cổ xưa hoàn toàn không thích hợp cho Giáo Pháp thời đại công nghệ của chúng ta.
Nếu chúng ta buông bỏ các sở thích riêng của mình trong thời điểm này và thay vào đó đi thẳng đến nguồn gốc của chúng ta, chúng ta sẽ thấy được thực tế không thể chối cãi rằng chính Đức Phật đã dạy tái sinh và dạy nó như một nguyên lý cơ bản của giáo huấn của Ngài. Nhìn tổng thể, những bài thuyết giảng của Đức Phật dạy chúng ta rằng không chỉ là một sự nhượng bộ cho quan điểm đang thịnh hành trong thời của Đức Phật hay là phương thức văn hoá Châu Á, học thuyết về tái sinh có ảnh hưởng to lớn đối với toàn bộ quá trình tu tập Giáo Pháp, mà ảnh hưởng cả hai mục đích mà nó được theo sau để hoàn thành.
Mục đích của con đường tu tập Phật giáo là giải thoát khỏi đau khổ, và Đức Phật chỉ ra rõ ràng rằng những đau khổ mà sự giải thoát là cần thiết đó là sự đau khổ của ràng buộc vào sanh tử luân hồi, vòng tái sinh và chết. Để chắc chắn, Giáo Pháp có một khía cạnh có thể nhìn thấy trực tiếp và có thể tự kiểm chứng được. Chúng ta có thể nhìn thấy nỗi phiền não đó bằng cách thẩm định qua kinh nghiệm của chúng ta, sự căng thẳng, sợ hãi và sự đau buồn luôn luôn phát sinh từ tham, sân, si của chúng ta, và vì vậy để có thể đoạn diệt những phiền não chúng ta phải tẩy trừ tham sân si.Tầm quan trọng của khía cạnh trực tiếp nhìn thấy điều này trong việc tu tập Pháp không thể đánh giá thấp, vì nó nhằm khẳng định sự tự tin của chúng ta vào hiệu quả giải thoát của con đường tu tập Phật giáo.Tuy nhiên, để làm giảm tầm quan trọng của thuyết tái sinh và giải thích toàn bộ tầm quan trọng của Giáo Pháp như là sự giải thoát sự khổ đau tinh thần xuyên qua phẩm cách tự giác để chối bỏ Giáo Pháp theo những quan điểm rộng lớn hơn mà từ đó nó phát huy được quan điểm rộng rãi và chiều sâu của nó.Bằng cách làm như vậy, một trong những nguy cơ nghiêm trọng cuối cùng làm giảm nó xuống chỉ còn một hệ thống cổ xưa phức tạm về tâm lý học của nhân loại.
Đức Phật chính Ngài đã chỉ ra rõ ràng rằng vấn đề gốc rễ sự hiện hữu của con người không chỉ đơn giản là chúng ta thật sự có thể bị tổn thương bởi sự phiền não, sự thất bại và sự sợ hãi, nhưng chúng ta đã ràng buộc mình xuyên qua sự dính mắc vào bản ngã của chúng ta đối với trạng thái sinh già bịnh chết cái mà chúng ta trải qua những hình thức cụ thể của sự đau đớn tinh thần. Ngài cũng cho thấy rằng mối nguy hiểm chính trong các phiền não là nguồn gốc nguyên nhân của sự luẩn quẩn trong vòng tái sinh.Chừng nào mà chúng vẫn bám chặt những tầng lớp sâu thẳm trong tâm trí, chúng còn lôi kéo chúng ta trong vòng tái sinh nơi mà chúng ta bị ngụp lặn trong nước mắt "nhiều hơn nước của đại dương".Khi những điểm này được cân nhắc kỹ lưỡng, sau đó chúng ta thấy rằng việc tu tập Giáo Pháp không nhằm mục đích cung cấp cho chúng ta một sự hòa hợp thoải mái với những cá tính hiện có của chúng ta và tình trạng của chúng ta trong thế giới này, nhưng khi bắt đầu một sự biến đổi nội tâm khó với tới việc đó sẽ hoàn toàn giải thoát cho chúng ta khỏi vòng luân hồi.
Phải thừa nhận rằng, đối với hầu hết chúng ta động cơ chính để bước vào con đường tu tập Giáo Pháp là đã có cảm giác ray rứt với đường lối thường lệ của cuộc sống chưa được khai sáng của chúng ta chứ không phải là nhận thức sắc sảo của những nguy hiểm trong vòng tái sinh.Tuy nhiên, nếu chúng ta đi theo một con đường Giáo Pháp đến tận cùng và rút ra cái tiềm năng của Giáo Pháp để đem lại hòa bình và trí tuệ cao hơn, nó là điều thiết yếu cho sự thúc đẩy việc tu tập của chúng ta vượt ra ngoài sự trưởng thành điều mà những gì ban đầu đã đưa đẩy chúng ta vào con đường tu tập. Động lực căn bản của chúng ta phải phát triển theo những chân lý thiết yếu mà Đức Phật đã mở ra cho chúng ta, và trên mọi lãnh vực những chân lý đó, phải sử dụng chúng để nuôi dưỡng khả năng của chính mình để hướng chúng ta tới sự nhận thức rõ mục tiêu.
Động lực của chúng ta đạt được sự trưởng thành cần thiết bằng việc tu dưỡng chánh kiến, yếu tố đầu tiên của Bát Chánh Đạo, như Đức Phật đã giải thích bao gồm sự hiểu biết về các nguyên lý của nghiệp và tái sanh như là cơ bản của cấu trúc sự hiện hữu của chúng ta. Tuy nhiên sự quán chiếu hiện tại là chìa khóa cho sự phát triển của thiền minh sát, thì đó là một sai lầm cực độ khi tin rằng tu tập Giáo Pháp bao gồm toàn bộ trong việc duy trì chánh niệm của hiện tại. Con đường tu tập Giáo giáo nhấn mạnh vai trò của trí tuệ như là công cụ giải thoát, và trí tuệ phải bao gồm không chỉ sự thâm nhập của thời điểm hiện tại theo chiều thẳng đứng của nó, mà còn là hiểu được những gì trong quá khứ và trong tương lai mà hiện tại hiện hữu của chúng ta hiện ra. Nhận thức ở mức độ cao nhất về nguyên tắc tái sinh sẽ cho chúng ta tính chất toàn cảnh tương lai từ đó chúng ta có thể khảo sát cuộc sống của chúng ta trong bối cảnh rộng hơn và tổng số hệ thống các mối quan hệ. Điều này sẽ thúc đẩy chúng ta theo đuổi con đường của chúng ta và sẽ cho thấy ý nghĩa sâu sắc của mục tiêu mà chúng ta tu tập là điểm đích, kết thúc vòng tái sinh như sự giải thoát cuối cùng khỏi đau khổ.