Những phản ứng của chúng ta với khổ đau
Our Reactions To Dukkha
Dr. Elizabeth Ashby
Việt dịch Minh Hạnh, ngày 7-3-2017
"Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ..
-- Samy.Nik. V,
Ở đây, Thánh Đế Thứ Nhất, thì mù mờ và khó hiểu. Để hiểu được ", trên thực tế" là đạt được bằng nỗ lực tuyệt vời của người đắc quả Tu đà Hườn (Winner Stream - Quả Dự Lưu), kết quả của sự tu tập Thiền Quán một cách nghiêm túc. Nhưng dường như có thể chúng ta có khả năng tùy thuộc vào tâm trí chúng ta nhận thức theo cách như vậy, khi đúng thời điểm đến, Thánh Đế sẽ tự hiển lộ.Chúng ta càng biết về Khổ thì càng rõ ràng cho chúng ta thấy tình trạng thất vọng của "sự hiện hữu", trong đó chúng ta thấy chính mình, và "phương pháp khô khan" của việc tu tiến sẽ có thể làm cho chúng ta có khả năng đối diện với Khổ trong tất cả những biểu hiện của nó.
Không có từ tiếng Anh nào diễn tả hết ý nghĩa của chữ // dukkha // như trong tiếng Pali. Chữ "Khổ" nói lên kết quả khá rõ ràng, cũng vậy, khổ đến mức độ nào đó người ta dùng thuật ngữ "đau khổ" và "nỗi thống khổ." Còn nhiều ý nghĩa tổng quát hơn sâu hơn, được đưa ra bởi nhà triết gia người Ý là Evola mô tả là "trạng thái kích động, bồn chồn hoặc gây rối hơn là đau khổ ... nó là trái ngược với bình tĩnh không lay chuyển."
Có ba khía cạnh khác nhau từ đó chúng ta có thể suy xét phương hướng mà // Khổ // tác động vào các giác quan.
1. // Khổ chung //. Phần lớn là đau khổ vì chiến tranh, nạn đói và nạn ôn dịch chôn vùi cùng một lúc nhiều người trong nhân loại, lại ít được đánh giá cao về khổ, thông thường tất cả, phụ thuộc vào sự bồn chồn nằm bên dưới của chúng ta và sự không lo lắng - Sự khó khăn và sự thất bại của cuộc sống hàng ngày, và tâm trạng và cảm xúc can thiệp vào đời sống nội tâm, trong đó, vì không có một từ tốt hơn, chúng ta gọi là "tâm linh". Như Thánh Phaolô đã nói: "Chúng ta biết rằng toàn thể vủ trụ cùng rên rỉ và nhọc nhằn trong đau khổ đến tận bây giờ. "
2. // Khổ không trực tiếp//. Có nghĩa là khổ đến dưới hình thức quan sát trực tiếp, nhưng chúng không chủ yếu liên quan đến bản thân mình; thí dụ như chứng kiến tai nạn trên đường phố, những người hàng xóm bị bệnh, loài động vật bị bắt nằm trong StrawberryNet (Là mạng lưới Rumani NGO nhằm thúc đẩy việc bảo vệ môi trường).
3. // Khổ cá nhân //. Đây là cái Khổ ảnh hưởng đến mỗi người theo nghiệp riêng của mình, và như vậy nó có tầm quan trọng đầu tiên trong cái "Tôi" nhỏ bé nghèo nàn của chúng ta. Nó sẽ được trình bày đầy đủ hơn dưới đây, nhưng trước tiên chúng ta hãy xem xét một số phản ứng được gợi lên bởi cái khổ nói chung.
1. "// Không muốn nhìn //". Nhiều người cảm thấy những suy nghĩ về đau khổ rất là khó chịu, và họ cố gắng để dẹp bỏ nó ra càng xa càng tốt. "Tôi rất dễ xúc động tôi không thể chịu đựng được // // để nghe về nó", "hoặc, nhẫn tâm hơn," Đó không phải là tang lễ của tôi." Những người" sinh ra trong may mắn ", hoặc trong hoàn cảnh may mắn thường không muốn nhìn thấy sự đau khổ. Điều này, khi họ lần đầu tiên biết về Phật giáo, họ thường có khuynh hướng khước từ với suy nghĩ cuộc sống là không vừa lòng; họ nghĩ về những thú vui của họ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, và bỏ qua những thất vọng nhỏ của cuộc sống hàng ngày. Phần khác của cụm từ "Miếng da che mắt ngựa" là những người mang "kính màu hoa-hồng" những người này nghĩ rằng "tất cả là tốt nhất trong cái tốt nhất của tất cả thế giới nếu có thể. là câu châm biếm cay đắng của hai nhà văn "Voltaire" và Candide " được thấy trong chủ đề này .
2. // Chấp nhận //. Đây là đặc trưng của những sinh vật và một số chủng tộc cổ xưa chấp nhận những khổ đau của tình trạng không hài lòng, hoặc những rủi ro của sự hiện hữu, bởi vì điều đó là một phần và phần nào của cuộc sống bình thường của họ.
3. // Sự Cầu Nguyện //. Phản ứng của những người "ngoan đạo" là để tìm kiếm sự phù hộ của thần thánh. Điều này, được thực hiện có hơi một chút đại khái kiểu cách, nó có thể là một ngày dành riêng cho lễ cầu nguyện trên toàn quốc do sự xuất hiện một số thiên tai, hoặc những lời cầu nguyện cho một cá nhân bị nạn. Theo quan điểm Phật Giáo thì phản ứng này là vô dụng cho dù không có Trời Phật, và nếu có ông Trời thì thật là một sự vô cùng phi lý. Theo vấn đề tâm lý thì cá nhân đó có thể cảm thấy được an ủi khi nghĩ rằng ông ta đã nhờ được ông Trời giúp đỡ .
4. // Than khóc //. Đây là điều rất bình thường khi tài sản có giá trị bị mất, hoặc trong trường hợp mất mát người thân ( "Con ở đâu, đứa con trai duy nhất nhỏ bé? Con ở đâu, đứa con trai nhỏ bé duy nhất? "Majjh. Nik.87). Một hình thức than khóc thường xuyên ở phương Tây là "Tại sao điều này lại xảy ra cho TÔI?" Khi nào nó mới không xảy ra? Chúng ta chưa bao giờ nghe nói về Nghiệp?
5. // Càu nhàu //. là một thói quen vô dụng; hơn nữa nó có khả năng tạo ra một sự đau khổ khác. Những người càu nhàu thành cố tật thì bị ghét bỏ, vì vậy bị những người thân tránh xa và để người đó một mình với những hậu quả của chính hành động của chính người đó ". "
6. // Lo lắng (kích động) //. Đây là một trong năm triền cái, phá hoại sự điềm tỉnh. Hành động thì thể hiện tồi tệ, và điều đáng tiếc là người đau khổ có khi cuốn mình trong sự buồn bã. "Chúng tôi lo lắng vì chúng tôi muốn làm như vậy. "Đây là một câu nói không linh hoạt, nhưng giá trị một số phản tỉnh khôn ngoan.
7. // Muốn tìm một phương pháp nhanh chóng//. Như là "Tôi bị nhức đầu. Thuốc aspirin ở đâu?"
8. // Rượu và thuốc //. "Ông ta đắm chìm trong nỗi buồn của mình bằng rượu, và đã say bí tỉ! " Cô ấy đã hút thuốc liên tục, và nó không làm cô ta bớt ho! "Cơ quan giúp đỡ người dân nghèo (Welfare State) đã cho biết kết quả đáng buồn trong con đường của nghiện "thuốc an thần" và "Thuốc Pep là loại thuốc chứa chất kích thích", và tình trạng buôn lậu cocaine và heroin. Dùng "Thuốc làm giảm đau" nhiều có thể khiến người ta bị bịnh tâm thần hoặc ảnh hưởng đến trí tuệ, giống như nghe đài phát thanh và coi truyền hình liên tục không ngừng nghỉ. Hoặc đọc liên tục một tác phẩm văn học gây xúc động, không gian viễn tưởng hay truyện trinh thám, là những ví dụ khác. Điều này có vấn đề, đặc biệt là khi đọc trong thời gian rất ngắn, có thể làm căng thẳng thần kinh trầm trọng thêm chứ không làm giảm căng thẳng .
9. // Ghét và thù địch //. và rất có khả năng bị nổi lên bất ngờ khi một người đã bị thật sự đau khổ, hay hoặc giả bị làm tổn hại bởi một ai khác. Một ví dụ phổ biến là "sự va chạm lẩy lửa" điều này nảy sinh khi hai xe đụng nhau. Bên bị thương lập tức trút giận lên người kia, và người kia ngay lập tức trả đũa, và như vậy, có lẽ vì cả hai đều đau khổ vì bị sốc, họ làm tăng đau khổ cho nhau. Trên một quy mô nhỏ bé hơn là căm ghét, điều đó phát sanh khi một người phải đối mặt với một nhân viên bán hàng bất lịch sự, hoặc bị xô đẩy về phía hàng đứng đợi. Xu hướng là xô lại, hoặc nói lời châm biếm, và những điều bực dọc không quan trọng đó nằm lại trong trí nhớ một thời gian dài sau đó.
// Trả thù // là hành động trí mạng chết người của các phản ứng ghét. Chẳng hạn như "Mắt đền mắt, răng đền răng". "Những kết quả tồi tệ nhất là giết người, và cuộc xung đột kéo dài lâu đời, hoặc sự trả thù bằng máu. Điều này Phật Ngài dạy trong kinh "Ví Dụ Cái Cưa", Majjh. Nik. 21.
10. // Đố kỵ //. "Tôi đã bị đánh rớt trong kỳ thi cuối của tôi", nhưng đợt đó thằng cha X khó chịu lại đoạt bằng danh dự! "Và như thế, trong mỗi bước đi của cuộc sống. Có một hình thức ghen tị mà chúng ta như là những người mang giáo pháp đi mọi nơi phải đặc biệt cẩn thận để tránh. Điều này nảy sinh khi sự tu tập của chúng ta trở nên xấu, và chúng ta nghe ai đó tu tập đã "có sự tăng trưởng".Nếu chúng ta không cẩn thận chúng ta khó chịu, và đánh mất cảm tình, hậu quả sẽ tai hại. Có người nào nói lời "Mudita - hoan hỷ, chia sẻ niềm vui không?" Đó phải là một phản ứng.
11. // Cuồng loạn bùng phát //. Đây là loại phản ứng cần phải quan tâm. Chẳng hạn như; vừa khóc vừa la lối, hoặc văng tục, và đập phá chén bát là những hình thức không được xã hội chấp nhận nhưng trên thực tế chúng có một tác dụng giải tỏa tâm lý thông qua sử biểu cảm của cảm xúc mạnh mẽ : một sự tích tụ lớn của cảm xúc thì tiêu tan trong một thời gian rất ngắn, và khi những người đau khổ đã xả được những tâm tư của họ thì họ sẽ cảm thấy khá hơn vì đã nói ra được.
12. // Thích thú về Khổ //. Các biểu hiện tồi tệ nhất là tính thích thú những trò tàn ác, điều may mắn là việc này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, cũng có, chẳng hạn vui thích trong sự biểu diễn có liên quan đến đau khổ cho người khác, như những trận đấu võ sĩ giác đấu ở La Mã thời cổ đại, những trận đấu bò Tây Ban Nha, và các môn thể thao thường liên quan đến xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Những điều này cung cấp cảm giác mạnh cho khán giả, họ làm thoả mãn cảm giác mạnh cho người xem. Những bi kịch thảm thương của Hy Lạp cổ đại được trình bày cho những mục đích khác nhau, đó là khuấy động lòng trắc ẩn và sự kinh hãi trong lòng khán giả. Ảnh hưởng có mục tiêu là để xóa bỏ: bằng cách chứng kiến cảnh khổ trong mức độ vĩ đại cỡ cầu trường quốc tế mà khán giả đã đạt được một cảm giác tương tự, và đã mất đi những cảm giác riêng của mình. Hiệu quả có thể khá đáng sợ; trong một bản dịch của phim "Trojan Women" của Euripides, người ta đã sửa đổi một đoạn tiếng Anh, làm giảm toàn bộ cảnh khiến khán giả rơi lệ. Phản ứng là một hỗn hợp kỳ lạ của nỗi đau cùng sự hứng khởi.
Trong một hình thức tinh vi hơn, sự cảm khái trong cái khổ của người khác - đó là cảm khái một người tử vì đạo . Và có thể cảm thấy điều đó bởi vì một người đạt đến mức hết sức đau khổ khả năng này tăng lên trên xu hướng không cảm giác . Điều này dường như là một sự tự tôn ưu việt.
13. // lợi dụng sự bất hạnh //, như trong trường hợp của những người lùn, và "Thần đồng không tay" hoặc cặp song sinh nổi tiếng người Thái Lan, sinh sống bằng cách theo đoàn xiếc trình diễn cái dị tật của họ với công chúng. Một thí dụ đáng xấu hổ của sự thu nhập từ trường hợp bất hạnh khác là trường hợp của người ăn xin người Tây Ban Nha đã phô bày đôi chân méo mó của người con nhỏ bé của ông. Một ví dụ nhỏ khác của điều này là niềm tuyệt vọng đã tạo nên hầu hết các phiền não của chính mình như khi một người đàn ông mù hay một người què lao mình vào dòng xe cộ vì ông biết rằng tất cả mọi người sẽ nhường đường cho ông ta. Có người nào trong chúng ta đã cố tình kéo dài thời gian khó khăn của mình hay không?
14. // Rơi vào buồn tẻ (Moha) //. Đôi khi có vẻ như lòng tự trọng không còn có thể đấu tranh với cuộc sống; (ném lên các miếng bọt biển) có nghĩa là: từ bỏ cuộc chiến do kiệt sức,có thể nói như vậy, và người đau khổ trở nên tinh thần loạn trí. Bất kỳ hình thức rối loạn tâm thần nào cũng có thể xảy ra;và bệnh nhân đã nghi ngờ việc được giải thoát khỏi trách nhiệm của họ. Một loại khác của phản ứng này xảy ra trong người, mệt mỏi với những khó khăn và sự đơn điệu của cuộc sống, từ chối ra khỏi giường sau cơn bị bệnh. Họ sẽ nói dối, năm này qua năm khác, hài lòng phần còn lại của cuộc sống của họ như kẻ ăn bám vào xã hội.
15. // Cơ thể //. Sự Khổ, điều mà luôn gắn liền với một số loại cảm xúc, hiển lộ trên cơ thể trong một số cách. Thí dụ, bất ngờ có dấu hiệu xấu ảnh hưởng của hơi trong dạ dày, và trong thời điểm khó chịu cảm thấy có một cảm giác nặng nề ở vùng bụng; sự tiếp tục lo lắng thường xuyên tạo ra những rối loạn tiêu hóa của bản chất hữu cơ.Sự rối loạn tinh thần có thể làm tóc đang đen trở thành tóc trắng trong quá trình một vài giờ, và sự sợ hãi, tại thời điểm, như trong thời của Đức Phật, sợ hãi, kinh hoàng, tóc có thể dựng lên (Nik Dig.. I.2.). Đổ mồ hôi là một hiện tượng khác liên quan với nỗi sợ hãi và lo lắng, sự hồi hộp cũng vậy . "Tôi vô cùng sợ hãi!" là một biểu hiện thông thường của trạng thái báo động. Khi tức giận phát sinh do những chuyện xảy ra không vui vẻ thì bộ máy tuần hoàn thay đổi là chuyện thông thường: mặt đỏ, hoặc thậm chí mặt tím, và có khi "mặt trắng bạch" điều này còn nguy hiểm nhiều hơn.
16. // Hành động tự sát //: là phương sách cuối cùng của đau khổ. Trong cách nhìn của Giáo Hội Tây phương thì đó là một "tội trọng"; cái nhìn của pháp luật thì nó coi như là một tội phạm, và quần chúng tin rằng đó là do hèn nhát hoặc điên rồ. Những người Khắc kỷ lại nghĩ khác: "“ hãy nhớ rằng cánh cửa này luôn mở rộng. Không nên sợ hãi như trẻ con; nhưng như khi chúng khóc, lúc chán chường với các trò chơi, la lên “Tôi không chơi nữa.” Mặc dù vậy, khi người nghệ thuật gia trong trường hợp này kêu lên, “Tôi không chơi nữa” và bỏ đi. Nhưng nếu quí vị chọn ở lại thì không nên than khóc.” " (Epictetus). Đối với Phật giáo tự tử là một sai lầm đau thương bởi vì nó có một nghiệp quả của hành động, và được coi như là một bạo lực sẽ cho một số hình thức bạo lực về nghiệp trong một cuộc sống tương lai. Chỉ có trường hợp ngoại lệ duy nhất là các vị A La Hán, người đã hoàn thiện mà nghiệp không còn hoạt động; Vị A La Hán có thể kết thúc cuộc sống của mình như thế nào và khi nào ông muốn.
Đây là một danh sách ấn tượng, mặc dù không đầy đủ; phản ứng rõ ràng nhất đã được trình bày. Độc giả có thể ứng dụng cho bản thân mình không? Trong việc tìm kiếm thông qua danh mục không rõ ràng này người viết đã bị kinh ngạc để tìm nhiều cách phản ứng của chúng ta trong tình huống khổ xuất phát từ Ba Căn Bản của Ác, là Tham, Sân, Si. Tuy nhiên, vẫn còn, một số phản ứng đó là, lành mạnh, là chủ yếu.
1. // Nhẫn nhục //. "Chúa đã ban cho và Chúa lấy đi. Chân Phước được Chúa". "Đó là sự nhẫn nại của "tín đồ ngoan đạo ", và nó là sự chấp nhận gần như là mù quáng. Trong Phật giáo sự nhẫn nại là một đức tính để loại bỏ một số các lậu hoặc (asavas). Tình trạng cơ thể khó chịu, đau nhẹ và thương tích hoặc bị "lời nói châm chọc", những điều cần được thực hiện trong một người nhẫn nhục, là không than phiền và không có ác ý, và thậm chí không có mong ước cho một tình huống thoải mái hơn (Majjh. Nik. 2.).
2. // Sự dũng cảm //. "Lời nguyền Thiên Chúa và Chết!" Đó là thách thức thiên mệnh cho con người của một đấng toàn năng
"Dưới sự bất hạnh của may rủi
Đầu của tôi thì đẫm máu, nhưng bất khuất. "
Niềm tự hào, "niềm tự hào quá mức", nhưng không có gì là hèn nhát trong đó. Có nhiều cách dũng cảm khác nhau là với một người mù và người tàn tật chiến đấu theo cách của họ để trở lại một lần nữa vào một cuộc sống hữu ích, và lòng can đảm không được công nhận của những người phụ nữ phải đối phó với // Áp lực nặng nề của nghèo đói. //-- - những cái bé nhỏ và cay đắng mà cuộc sống nội trợ thường quấn lấy. Có thể nói rằng phản ứng dũng cảm là cần thiết trong tất cả chúng ta; chỉ có những đệ tử đắc quả Thánh, hoặc tinh thần dũng cảm mới có thể kiên định.
3. // Sự khôn ngoan //. "Có những điều tồi tệ xảy ra trên biển!" "Tất cả sẽ như vậy trong một trăm năm." Trên một mức độ cao hơn một chút bà Lady Mary Wortley Montague đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng: "Rồi, hãy để chúng tôi, đó chỉ là việc đúng lý, được chiến đấu với cơ hội của chúng ta được sinh ra ở cõi ta bà, nơi mà chúng ta sẽ tìm thấy Thượng Đế được cám ơn, chứ không phải là để cười nhạo, mặc dù khó có thể chứng minh". Đối với" cơ hội "hiểu được nghiệp, nhưng chúng ta hãy giữ những tiếng cười (nó là một trong những "điểm nhấn" của thiền Zen). Thật là hài hước, vì đó là nhận ra cái phi lý của sự hiện hữu, là trong thực tế là một cảm nhận sự cân xứng. Phải nhận chân rằng trong tổng thể của sự vật cái ngã của riêng mình nó không quan trọng bằng một con rận đơn lẻ, đang bò dưới phố nghèo Piccadilly, so sánh với cả thành phố London.
4. // Sáng tạo//. Những nhà thơ, trong sự đồng cảm của các nghệ sĩ và nhạc sĩ, thường thấy rằng công việc sáng tạo của họ được thực hiện tốt nhất khi họ đang đau khổ vì những phiền não. Và rồi sau đó sự Khổ được giữ dưới sự kiểm soát, và thực sự phục vụ một mục đích hữu ích. Phản ứng này xảy ra ở những người ủy mị, thay vì chán nản, họ có ý chí vùng dậy để làm điều gì đó. Đây là bắt đầu, trong một hình thức rất khiêm tốn, một đức hạnh của Tinh Tấn.
5. // Bi tâm /. Chiều dài của cuộc sống này thường được gọi là đời sống vật chất và tự lợi. Nhưng một khi khổ xảy ra rõ ràng, trong thứ tự ngẫu nhiên, phát sinh một phản ứng nhanh chóng. Một tai nạn đường sắt thảm hại hoặc vụ đụng xe vỡ ra từng mảnh đã đưa ra chủ yếu thích hợp với lòng nhân đạo; sự giúp đỡ là sự dâng hiến hoàn toàn không chú ý tới sự báo đáp, hoặc thậm chí cảm ơn. Trên thức tế, đã có rất đông người đưa đôi bàn tay ra để giúp đỡ những người tàn tật, và người khiếm thị. Trên chiều hướng ngược lại, các dấu hiệu chưa rõ ràng của khổ thì đang bị bỏ quên. Người có lòng bi tâm thường nhẫn nại với những người thường xuyên than thở, người hay quấy rày, và những kẻ nghèo ngốc nghếch mà chúng ta hình dung thấp kém hơn mình.Những người này, là người mà đôi khi chúng ta có ác cảm, thì được bình đẳng trong nhu cầu của bi tâm. Chúng ta không có nghĩa vụ trong việc tìm kiếm họ với mục đích làm cho họ tốt, nhưng, khi họ đi qua con đường của chúng ta, ít nhất chúng ta có thể cư xử một cách nhẹ nhàng với họ. Cuối cùng, có những lúc chúng ta nên có lòng thương xót chính chúng ta, đặc biệt là cơ thể của chúng ta, // Sắc-uẩn //, "cơ thể," phải chứa đựng tất cả những gì bên trong chúng ta là // các uẩn //.
// Nỗi Khổ cá nhân // là di sản của chúng ta không thể tránh được, "Từ trong thâm tâm cảm nhận được sự chua chát của chính mình" . Từ thời thơ ấu nhỏ bé chúng ta đã bị cái "Tôi làm và tôi muốn" ám ảnh cho đến khi chúng ta thuyết phục bản thân rằng cái "Tôi" là cái trục xung quanh nó là toàn thể vũ trụ, Điều đó là để nói đến // Luân hồi //, đi xung quanh bánh xe của cuộc sống: ý thức của chúng ta về cân xứng hoàn toàn mất đi. Thí dụ: cô A bị bỏ rơi thì có vấn đề gì với những người sống trên Hỏa Tinh không, nếu trên đó có người? "Nhưng nó là vấn đề của cái "TÔI!" là phản ứng tức thì đối với Cô A đáng thương đó. Và trên thực tế nó là vấn đề đối với những người liên hệ trực tiếp với Cô A. Họ thấp thỏm người con gái bất hạnh này sẽ phản ứng như thế nào?. Cô ta có thể, Ví dụ, (a) nhảy sông tự tử, (b) bỏ đi tu, (c) quên hết để làm công việc, và ngừng than vãn, hoặc (d) sáng tác thơ.
Có một số khía cạnh của cái KHỔ riêng mà tất cả chúng ta sớm hay muộn sẽ gặp. Điều dễ thấy nhất trong số dưới đây:
1. // Sự đau đớn và Bệnh hoạn //. "Không phải chết hay đau đớn là đáng sợ, nhưng là // sự sợ hãi// với cái chết và nỗi đau đớn "(Epictetus). Đau tự nó là một vấn đề bất thường. Chúng ta biết rằng trong nhiều trường hợp nó là dấu hiệu nguy hiểm chỉ ra rằng một số phần của cơ thể không hoạt động , và chúng ta nghĩ rằng đau đớn được cảm nhận tại vùng của chấn thương hoặc của bệnh tật. Đây không phải là trường hợp, để giảm đau là một công việc của ý thức, và được cảm thấy ở // tâm //nơi mà nó tạo ra một phản ứng cảm xúc. Điều này thì rất sâu sắc mà chúng ta không nhận ra cảm xúc tự nhiên của nó, và do đó không đặt tên cho nó. Cá nhân tôi nghĩ rằng đó là một hỗn hợp của tự thương hại, oán giận và sợ hãi, tất cả đều phát sinh từ // sự sân hận //, nguồn gốc của xấu ác của sự không thích. Chắc chắn chúng ta hiểu biết từ kinh nghiệm hơn là một sự đau đớn hành hạ tạo ra một trạng thái tinh thần sai lệch, đau đớn mù quáng. Một sự tranh luận mạnh mẽ rằng sự cảm xúc đau đớn được tìm thấy bằng cách quan sát các kết quả của một người tiêm nha phiến. Các bệnh nhân người đã từng tiêm morphia thường xuyên sẽ nhận thấy một hiện tượng lạ lùng: cơn đau là // vẫn có //,nhưng người đó không quan tâm đến việc cải thiện sự đau đớn của nó ! Nha phiến đã ảnh hưởng vào trung tâm cảm xúc trong não, và hãm nó xuống đến một mức độ nào đó rằng tự thương hại, oán giận và sợ hãi biến mất.
yếu tố cảm xúc này giải thích một cách khác nhau ở mỗi người phản ứng với nỗi đau. Một chấn thương dường như tầm thường có thể tạo cho một người nào đó các loại cảm xúc , trong khi những người có cá tính thì phớt tỉnh hoặc khôn ngoan chỉ la lên hay chửi thề. Kinh nghiệm rõ ràng về sự xúc cảm của cơn đau phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân. Tâm thức hoàn thiện của vị A La Hán thì vượt trên cả nỗi đau và niềm vui, đời sống xúc cảm đã được trấn áp đến nỗi vị A La Hán nhận thức được cả hai cảm xúc, nhưng cả hai đều không hề hấn đối với vị Alahán . Đề nghị này cho thấy rằng một cách tiếp cận khách quan tới nỗi đau của chúng ta sẽ giảm bớt sự đau khổ của chúng ta. Phân tích của toàn bộ từ đầu đến cuối giúp loại bỏ khỏi tâm trí từ cảm giác thực tế, và do đó làm giảm các phản ứng cảm xúc. Ý tưởng kỳ quặc người lính "cắn viên đạn" là sự tưởng tượng không vô ích, vì nếu người đó tập trung vào nỗi đau của cái cắn vào các viên đạn anh ta có thể không để ý đến cùng một lúc về nỗi đau. Những gì có thể xảy ra là tâm trí của anh ta thấp thoáng với tốc độ nhanh chóng kinh ngạc giữa hai ý tưởng; nỗi đau vẫn còn đó nhưng có thể giảm độ đau để có thể chịu đựng được.
Những quan điểm khách quan giống nhau cũng áp dụng cho bệnh tật. Cũng như trường hợp với những cơn đau, bệnh làm suy yếu chức năng tâm thần. Việc thực hành Giáo Pháp bị cản trở, và người bệnh trở nên buồn nản và xấu hổ."Do đó, vậy bạn nên bạn rèn luyện chính mình là ;" Mặc dù cơ thể tôi bị bệnh, nhưng tâm tôi không bệnh. " Như vậy, bạn phải rèn luyện chính mình. " (là lời dạy của Đức Phật: p 132.). Các phản ứng đúng đắn, do vậy, để cả hai đau đớn và bệnh tật là khả năng chịu đựng và dũng cảm - sự dũng cảm tuyệt vời.
2. // Luyến Ái //. Cho dù tham ái đến những đối tượng có thể tạo thành một mối đe dọa, nhưng riêng tham ái với một người làm phát sanh sự phiền muộn lớn hơn là với tất cả sự bất hạnh của chúng ta hợp lại. Trong Trung Bộ Kinh có một bài kinh rất quan trọng "Kinh Ái Sinh" "(Majjh. Nik.Piyajàtika Sutta, Vol. II số 87 ) nhấn mạnh rằng, khổ do các mối quan hệ cá nhân. Chúng ta trưởng thành với niềm tin rằng trong tình yêu nhân loại chứa đựng hạnh phúc to lớn của chúng ta. Và đối với những người bình thường nó là như vậy. Sau đó, tại sao tất cả những điều này lại đem phiền muộn về nỗi sầu khổ, buồn phiền, đau khổ, khóc thương và tuyệt vọng? Câu trả lời đưa chúng ta chống lại một trong những sự kiện cơ bản của sự hiện hữu: // anicca //, đó là vô thường. Tình yêu là một điều có điều kiện - bởi vì nó có sinh thì nó cũng có diệt . Thật khó để nhận ra rằng tình yêu, ngay cả ở dạng lý tưởng nhất, thì trong thực tế vẫn là một biểu hiện của //tham ái // lòng khao khát. Chúng ta dựa vào nó với hy vọng cho sự an toàn, sự hiểu biết, sự trọn vẹn của chúng ta - để làm dịu bớt "nỗi đau khổ tìềm ẩn." của chúng ta. Và trong khoảng thời gian nào đó chúng ta có thể đối diện với tất cả những thứ này, và ráng tin rằng các câu đố của Sphinx đã được trả lời. Đây không phải là như vậy.
*(Câu đố Sphinx-Nhân Sư là:"Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân". buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân, và khi nó càng có nhiều chân thì nó càng yếu?" Và câu trả lời như sau: Con người—bò bằng hai tay hai chân khi là trẻ con, sau đó đi trên hai chân khi trưởng thành, và chống gậy đi khi đã già.)
Hai điều cảm nhận đáng quan tâm của tất cả sự chấp thủ, đầu tiên trong số đó là cái chết. . Lưỡi kiếm Ma Vương quét sạch những con thú cưng, trẻ em, bạn bè và những người yêu mến, và chúng ta thì trái lại - Chúng ta sống tới già. Điều đó, về mặt con người, là một bi kịch, nhưng nó thì //hoàn toàn // kết thúc. Thứ hai, chiều hướng thất vọng trong khi sự quyến rũ của việc xúc chạm đã giảm bớt. Chúng ta nhận thấy "sự thay đổi và tính khác biệt" trong đối tượng yêu quý, và một ảnh hưởng xấu đi qua mối quan hệ. Điều này có thể rất nghiêm trọng khi những tham luyến có thể bị phá vỡ, để lại trong nhiều trường hợp đau lòng và cay đắng thường kèm theo một cảm giác xấu hổ. Trong trường hợp tình yêu tuyệt vời quay sang oán ghét. Trong trường hợp đang yêu thương trở nên thù ghét. Điều này nảy sinh khi ý nghĩ ghét vì mình đã bị lừa dối hoặc bị làm tổn thương; người đó ghét chính mình vì mình là một kẻ ngốc, và đó chính là tự ghét mình điều mà ảnh hưởng trực tiếp lên người yêu ngày xưa.
Một số hình thức "thay đổi và tính khác biệt" // cần thiết // xảy ra trong mọi trường hợp bởi vì chúng ta đang thay đổi trong tất cả các thời gian. Tình bạn lâu dài và tình yêu suốt đời hoàn chỉnh tồn tại bởi vì các đối tác có ý hay không cố ý thích nghi chính mình để thích nghi với hành vi của họ theo hoàn cảnh thay đổi, và bởi như vậy bản thân thay đổi cho mình đi đúng hướng.
Những người yếm thế sẽ hỏi: Tại sao tình yêu ở kết quả cuối cùng tất cả là luôn khổ? Bởi vì, trong khi chúng ta chưa giác ngộ, chúng ta bị thúc đẩy vào nó bằng lực của nghiệp của chúng ta; nó là điều đã kinh qua cần thiết. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được // tâm từ // thực sự là gì, trừ khi, trong cuộc sống kiếp này hay trước đây, chúng ta đã sống qua những đỉnh cao và độ sâu của tình yêu con người. Tâm từ, cái mà tình yêu tự nó vượt lên trên, chiếu tỏa ra toàn thế giới, trong khi đó tình yêu của con người chỉ có thể tô điểm trong hai người trong một thời gian hạn chế. "Bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào, bất kỳ hạnh phúc gì nếu tìm thấy nó thuộc về hạnh phúc." (Majjh Nik.. Vol. II No 59.) Đức Phật, mặc dù Ngài nhấn mạnh khổ, nhưng không bao giờ Ngài cấm hay từ chối hạnh phúc. Giáo lý của Ngài ghi nhận sự hạnh phúc của thế giới giác quan, và dẫn đến hạnh phúc được nhận lấy từ việc thực hành Giáo Pháp. Vượt lên trên điều này là một hạnh phúc "đó là tuyệt vời và tinh tế hơn ", chỉ được biết đến ở tình trạng tiên nghiệm.
2. // Lão //. Nói đúng ra lão hóa bắt đầu ngay vào lúc mới sinh ra.Trẻ thơ đau đớn của sự mọc răng là kinh nghiệm về khổ vì lão hóa, và cũng vậy thời kỳ hoàn thành vị thành niên và tại thời điểm của dậy thì cũng đang trong lão hóa. Nhưng những căn bệnh của tuổi già là rõ ràng nhất: Những thay đổi của cơ thể làm cho những người từng được coi là đẹp thì khó chịu đựng hơn là những người không kiểu cách hoặc xấu xí . Và có những khó chịu làm chậm bớt hoạt động thể chất của một người; người già chỉ có thể di chuyển rất chậm. Và nỗi buồn chán của thì giờ rảnh rỗi quá nhiều cũng chiếm giữ một tầm quan trọng . Những điều này khơi dậy trong nhiều người một cuộc nổi loạn dữ dội - "Tôi ghét tuổi già!" Đây là một phản ứng vô dụng; nó chỉ làm tăng thêm sự đau khổ.
Tuổi già thì thời gian rất giới hạn, thực vậy nên có, nhưng nó cũng có thể là, một lần cơ hội trong đời. Những đêm thức khuya, những cuộc vận động, những chuyến đi du lịch xuyên lục địa và thậm chí việc làm vườn rồi cũng sẽ vĩnh viễn ra đi. Những điều này, và những thú vui tương tự, là những thứ vật chất; chúng thuộc về // luân hồi // hiện hữu. Chúng phải chấm dứt, nhưng bây giờ chúng ta có cơ hội để cho chúng đi tự nguyện, với sự hiểu biết, nhưng không than phiền. Đây là thời gian để phá vỡ thói quen cũ, để nhận ra rằng cuộc sống chỉ là một thói quen và tự chuẩn bị để phá vỡ việc đó. Hơn nữa, nó là một cơ hội để nhận thấy, và để buông bỏ, thời gian để ngừng tích lũy, và để bắt đầu xử lý các tài sản không cần thiết.
4. // Chết //. Đó là chuyện không thể trong khi chúng ta vẫn còn sống để phản ứng với nó; chúng ta chỉ có thể phản ứng khi những suy nghĩ đến cái chết. Tại thời điểm bài viết cái chết vẫn còn là một sự kiện trong tương lai có thể xảy ra hai mươi năm nữa, hoặc nó có thể xảy ra trong vòng hai mươi phút tiếp theo. Có người suy nghĩ vượt qua phía bên kia của cái chết: Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Ở đây chúng ta gặp những ý tưởng khác nhau tùy theo sự giáo dục của chúng ta và sau đó chúng ta suy nghĩ.
"Nghỉ ngơi sau khi làm việc cực nhọc,
Cặp bến sau cơn bão biển,
Chết sau khi cuộc sống
Bạn rất vui lòng. "
Rất hay; thật vậy rất hay, nhưng vẫn có thể là sai. Miễn là "tôi" muốn được // Cái Tôi // (và một thời gian dài sau), "Cái Tôi" sẽ chìm trở lại vào luân hồi, tình trạng bản chất không ngừng nghỉ, trong đó cái "tôi" đang hiện hữu đang sống. Một chúng sinh được sanh ra? Một chúng sanh ra đời trong một địa điểm hoặc tình trạng đau khổ nơi địa ngục của những người tội lỗi để chuộc tội lỗi của mình trước khi đi đến thiên đàng (purgatories), hoặc trong cõi Chư Thiên? Chúng ta không biết. Và chúng ta cũng không biết sẽ được bao lâu, dựa theo thời gian-như-chúng ta-biết điều đó, trước khi tái sinh diễn ra. Có thể nào ý thức, tự nó cung cấp tinh thần con người, hoặc cho sự tham ái của con người, vẫn còn hoạt động trong khoảng cách giữa cái chết và sự tái sanh? ? Cuốn sách Tử thư Tây Tạng có nhiều điều nói về Bardo nguyên nghĩa là "Giải thoát qua âm thanh trong Trung hữu", nhưng kinh điển Pali không đưa ra những điều này; như vậy điều này đã được đặt sang một bên như là "những quan điểm vặn vẹo, sự tranh luận và phỏng đoán, sự rối tung của quang cảnh Có tính cách lý luận suông" Đức Phật Ngài sẽ không nói đến .
"Hãy tiến tới tương lai." Là con người, mối quan tâm của chúng ta là Ở Đây và Ngay Bây giờ. Chết là KHỔ bởi vì cái chết làm chấm dứt hết những cơ hội chúng ta đang có bây giờ, đối với việc học và thực hành Giáo Pháp. Nó phải là nhiệm vụ của chúng ta, Vì vậy, để nuôi dưỡng một ý thức cấp bách liên quan đến cái chết. Nghịch lý thay, ở tuổi bảy mươi mà cái chết dường như xa vời, hoặc thậm chí hơn nữa, nó lại xảy ra ở tuổi mười bảy. Người già có thói quen sống với nỗ lực phát triển là họ không thể nào chấp nhận ý tưởng làm chuyện khác . Họ không thích bị quấy rầy: cái chết sẽ không chỉ làm phiền họ, nhưng nó sẽ xé họ ra khỏi kiến thức thực sự của họ. Họ phản đối việc như thế này: Cái "Tôi" mà không có những trang phục xứng đáng của nó thì sẽ cảm thấy trần truồng. Thiên đường Cơ-đốc đã thu hút rất ít con chiên bình thường vì nó ngang với điều chưa biết.
Nhiều người trẻ đáp ứng với những suy nghĩ về cái chết trong nhiều cách hoàn toàn khác nhau: "Chết sẽ là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời." Đó là phản ứng anh hùng của người trẻ - và tâm hồn trẻ.
Ông Erasmus, là một linh mục và cũng là học giả nổi tiếng người thuộc Phong Trào Cải Cách Công Giáo, đã viết một luận thuyết về Nghệ Thuật Chết (The Art of Good Dying), hoặc Làm thế nào để Đạt được một cái chết tốt (How to Achieve a Good Death). Ông có ý tưởng là sự hối lỗi trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời và Nghi lễ của Giáo Hội Thánh (Rite of Holy Church) thì không có giá trị. Để được chết một cách chánh đáng thì con người phải sống thật tốt trong sự khôn ngoan cao nhất của mọi hành động. Đó là giáo lý hợp lý. Đối với chúng ta nó có nghĩa là đạo đức, sự Tập trung, và trí tuệ trực quan đi cặp với ý thức cấp bách.
"Này các Tỳ Kheo, Thánh Đế diệt khổ. Thật vậy trong Bát Chánh Đạo gồm: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mang, Chánh Tinh Tấn, CHÁNH NIỆM, Chánh Định. "
Những hành giả được rèn luyện trong Chánh Niệm tốt để đối phó với đau khổ trong cách thức khác hẳn với số đông chúng ta mà tâm trí vẫn còn đang trong giai đoạn như "Khỉ say rượu". Những khổ đau riêng biệt cá nhân có chung quanh chúng ta như loài muỗi độc hại; nếu sự đau khổ mà ác liệt thì Chánh Niệm của chúng ta hoàn toàn bị chôn vùi bởi sự tự thương mình, đó là cả hai phản ứng, một là "hỗn độn" và một là rối trí. Cảm giác chúng ta về sự cân bằng thì không còn nữa, và chúng ta làm vấn đề tồi tệ hơn cho chính mình bằng cách tưởng tượng một loạt các diễn biến khó chịu có thể phát sinh trong tương lai. Cho dù, khi chúng ta ở trong tình trạng thống khổ, chúng ta không quan tâm tới nó và tìm cách phản ứng - chúng thường lẫn lộn - đối với mỗi trạng thái, đặt tên cho mỗi lần nó xuất hiện, cho dù chúng đang lành mạnh hay không, chúng ta phải thực hành sự chú tâm với sự quan tâm đến trạng thái của tâm, là một phần rất quan trọng của Chánh Niệm. Đây là một thực tế rất hữu ích bởi vì tâm trí được giải thoát khỏi khổ - dukkha, và được chuyển sang cái gì đó thực sự là có giá trị./.