Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Mục Đích Giáo Dục Phật Giáo - Bhikkhu Bodhi

Mục Đích Giáo Dục Phật Giáo
 Aims of Buddhist Education
By Bhikkhu Bodhi - 1998

Việt dịch - Minh Hạnh, ngày 20-3-2017

Thật là lý tưởng, giáo dục là một nhu cầu chủ yếu phát triển của con người, là một sự cần thiết cho quá trình chuyển từ đứa trẻ không biết chữ trở thành một người trưởng thành và có trách nhiệm. Thậm chí, ngày nay ở khắp mọi nơi, các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng giáo dục câu nệ hình thức đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Tài liệu cung cấp cho lớp học đã trở nên lỗi thời và cho thấy rằng trẻ em thường học bài tập ở trường học trong sự kiên nhẫn hơn là một cuộc phiêu lưu trong kiến thức. Ngay cả những sinh viên sáng dạ và có ý thức nhất cũng dễ dàng trở nên bồn chồn, và đối với nhiều người lối thoát hiểm hấp dẫn duy nhất nằm dọc theo những con đường nguy hiểm của thuốc phiện, thử nghiệm tình dục, và sự bùng phát bạo lực vô nghĩa. Giảng viên cũng cảm thấy chính mình trong một tình thế khó xử, không hài lòng với hệ thống mà họ phục vụ nhưng không thể tìm thấy một thay thế nào có ý nghĩa với nó.

Một lý do chính cho tình trạng đáng buồn này của vấn đề là cái nhìn không chính xác đến mục đích thích hợp của giáo dục. Từ ngữ giáo dục có nghĩa là "đem ra" nói lên rằng phần nhiệm vụ trung thực của tiến trình này là lôi ra từ trong tâm những khả năng bẩm sinh về sự hiểu biết. Sự thôi thúc để tìm hiểu, để biết và nhận thức thấu đáo là một đặc điểm cơ bản của con người, tự nhiên đến tâm của chúng ta như đói và khát là của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, trong thế giới hỗn loạn ngày nay,sự đói khát này để tìm hiểu thường bị bóp méo bởi các xuyên tạc đạo đức tương tự làm ảnh hưởng rộng lớn hơn. Thật vậy, chỉ là sự thèm ăn của chúng ta đối với thực phẩm lành mạnh được khai thác bởi các ngành công nghiệp thức ăn nhanh với các món ăn chơi ngon miệng không có giá trị dinh dưỡng, vì vậy trong các trường học của chúng ta tinh thần của những người trẻ đang bị tước đoạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Trong danh nghĩa của sự giáo dục học sinh phải được thi đậu những môn học huấn luyện tiêu chuẩn hóa nhằm vào mục đích làm cho họ trở thành những giới chức phục vụ hữu hiệu trong một hệ thống xã hội thông thường. Trong khi giáo dục như vậy có thể là cần thiết để đảm bảo sự ổn định xã hội, nhưng nó giúp rất ít trong ý nghĩa cao cả của việc học tập, việc làm sáng tỏ tâm trí với ánh sáng của chân lý và những việc thiện. 

"Thương mại hóa" giáo dục là nguyên nhân chính vấn đề giáo dục của chúng ta. Mô hình tăng trưởng công nghiệp của xã hội, mà ngày hôm nay mở rộng sự cảm nhận của nó ngay cả vào phần lớn những xã hội nông nghiệp ở vùng Nam và Đông Nam Á, sự đòi hỏi rằng hệ thống giáo dục chuẩn bị cho học sinh trở thành những công dân trong một trật tự kinh tế lãnh đạo bởi sự nỗ lực để đạt đến tối đa lợi nhuận . Một quan niệm như vậy về mục tiêu của giáo dục là hoàn toàn khác nhau tách rời khỏi điều phù hợp với các nguyên tắc của Phật giáo. Hiệu quả thực tiễn chắc chắn có vị trí của nó trong giáo dục Phật giáo, Phật giáo đề xuất con đường trung đạo điều mà công nhận rằng nguyện vọng thiêng liêng cao cả nhất của chúng ta phụ thuộc vào một cơ thể khỏe mạnh và một xã hội vật chất an toàn. Nhưng đối với Phật giáo mặt thực tiễn của giáo dục phải được hợp nhất; với các yêu cầu khác được thiết kế để mang lại những tiềm lực của bản chất con người trưởng thành trong cách suy nghĩ của Đức Phật. Trên tất cả, mô hình hệ thống giáo dục phù hợp với các nguyên tắc Phật giáo phải nhằm thấm nhuần các giá trị nhiều hơn là để truyền đạt thông tin. Nó phải được hướng dẫn, không phải chỉ đối với việc phát triển các kỹ năng xã hội và thương mại, nhưng hướng về sự giáo dục các sinh viên những hạt giống của tâm hồn.

Kể từ khi xã hội thế tục ngày nay ra lệnh rằng hệ thống giáo dục là tập trung vào việc chuẩn bị học sinh cho sự nghiệp của họ, trong một quốc gia Phật giáo như Sri Lanka thì trọng trách quan trọng nhất là sự giảng dạy Phật Pháp cho những học sinh tất nhiên học tại các trường dạy Phật Pháp. Giáo dục Phật giáo trong các trường học Phật pháp cần được quan tâm trên tất cả là sự thay đổi cá tánh. Vì lẽ rằng cá tính của một người được tạo ra bởi các tiêu chuẩn, và những tiêu chuẩn này được truyền đạt bằng cách gây cảm hứng cho những lý tưởng, nhiệm vụ đầu tiên phải đối mặt cho các nhà giáo dục Phật giáo là để xác định những lý tưởng của hệ thống giáo dục của họ.Nếu chúng ta đọc những lời giảng của Đức Phật trong sự tìm kiếm những lý tưởng thích hợp cho một cuộc sống Phật giáo, chúng ta tìm thấy năm đức tính mà Đức Phật thường đưa ra như là điểm nổi bật của một người đệ tử điển hình, cho dù tu sĩ hay cư sĩ. Năm đức tính này là đức tin, giới hạnh, lòng quảng đại, đa văn, và trí tuệ. Hai trong năm đức tính này là; đức tin và lòng quảng đại, liên quan chủ yếu đến tâm: chúng có liên quan với sự thuần hóa những khía cạnh tình cảm của bản tính con người. Và hai liên quan đến sự hiểu biết là: học tập và trí tuệ.Điều thứ hai, đạo đức hay phẩm hạnh, dự phần cả hai mặt của nhân cách là: ba giới cấm đầu tiên là sát sinh, trộm cắp, và tà dâm chi phối cảm xúc; giới cấm không nói dối và xử dụng các chất say giúp đỡ để phát triển sự rõ ràng và trung thực cần thiết cho sự nhận thức rõ chân lý. Thật vậy, giáo dục Phật giáo nhằm vào mục đích chuyển đổi song song của tính cách con người và trí thông minh, nắm giữ cả hai trong sự cân bằng và đảm bảo rằng cả hai đều mang đến sự hoàn mãn.

Toàn bộ hệ thống giáo dục Phật giáo phải bắt nguồn từ đức tin ( saddha) ; đức tin vào Tam Bảo, và trên tất cả vào Đức Phật như là một Bậc Hoàn Toàn Giác Ngộ, một Vị Thầy duy nhất và hướng dẫn tối cao để sống đúng và hiểu đúng. Dựa trên đức tin này, các sinh viên phải có cảm hứng để trở thành viên mãn trong giới đức (sila) bằng cách tuân theo các hướng dẫn đạo đức được nêu ra bởi năm giới.Họ phải hiểu biết các giới luật sâu sắc, để hiểu được lý do để có khả năng nhận xét chúng, và biết làm thế nào để áp dụng chúng trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống con người ngày nay. Điều quan trọng nhất, họ cần phải hiểu rõ giá trị những đức tính tuyệt đối những giới luật tiêu biểu như: nhân hậu, sự thành thật , sự thanh tịnh, trung thực, và sự điềm tỉnh. Họ cũng phải có tinh thần quảng đại và sự bố thí (caga), cũng vậy, thực chất để khắc phục sự ích kỷ, tham lam, và tập trung hạn hẹp về sự thăng tiến lợi ích của bản thân trong xã hội ngày nay. Để phấn đấu cho lý tưởng của lòng quảng đại là sự phát triển lòng từ bi và sự quên mình, những đức tính mà Đức Phật đã thể hiện trong suốt quá trình tu tập của mình. Học tập để mà trao đổi và thực hiện thì quan trọng hơn là cạnh tranh, sự quên mình thì nhiều hạnh phúc hơn là tự cao tự đại, và điều hạnh phúc thật của chúng ta là đạt được thông qua sự hài hòa và lợi ích hơn cách khai thác và thống trị người khác. 

Đức hạnh thứ tư và thứ năm tác động chặt chẽ với nhau. Bằng cách học ( (suta) (đa văn) có nghĩa là có một kiến ​​thức rộng về các kinh điển Phật giáo điều mà đạt được rộng rãi do đọc nhiều và nghiên cứu bền bỉ. Nhưng chỉ học tập là không đủ.Học thức chỉ đáp ứng thích hợp mục đích của nó khi nó phục vụ như một bàn đạp cho sự khôn ngoan (pañña), cái nhìn sâu sắc cá nhân trực tiếp vào chân lý của Phật pháp.Tất nhiên, trí tuệ cao siêu mà Bát Chánh Đạo hoàn bị không nằm trong phạm vi giảng dạy của trường Phật Pháp. Trí tuệ này phải được tạo ra bằng phương pháp tu tập tâm trong sự tĩnh lặng và minh kiến, hai cánh của thiền Phật giáo. Nhưng giáo dục Phật giáo có thể đi xa trong việc đặt nền móng cho sự khôn ngoan này bằng cách làm rõ các nguyên tắc đó hiểu thấu bởi minh kiến. Trong việc học tập này và trí tuệ được đan xen chặt chẽ, vấn đề trước cung cấp một cơ sở cho cái sau.Tri tuệ sinh khởi bằng cách các ý tưởng làm việc có hệ thống và nguyên tắc đã học thông qua nghiên cứu vào cơ cấu của tâm thức, đòi hỏi phản ảnh sâu sắc, thảo luận thông minh và điều tra nghiên cứu nhiệt tình. 

Đó là trí tuệ mà Đức Phật đã vẫn duy tri như là phương tiện trực tiếp của giải thoát cuối cùng, như là chìa khóa để mở cửa cho bất tử, và cũng như những hướng dẫn không thể sai lầm để thành công trong việc đáp ứng những thách thức của cuộc sống trần tục. Như vậy, trí tuệ là sự tột cùng và đỉnh cao nhất của toàn bộ hệ thống giáo dục Phật giáo, và tất cả các bước sơ bộ trong một hệ thống giáo dục Phật giáo phải được hướng tới việc nở hoa của đức hạnh cao cả này.Đó là với bước này mà giáo dục đạt đến viên mãn, nó sẽ trở thành sự soi sáng trong ý nghĩa xác thực nhất và sâu sắc nhất, như lời tuyên bố của Đức Phật vào đêm Ngài Giác Ngộ: ". Có khởi sinh trong ta sự thấu triệt, kiến thức, trí tuệ, sự lãnh ngộ, và quang minh"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét