Than Ôi, Các Hành Là Vô Thường - Anicca Vata Sankhara
by Bhikkhu Bodhi © 2005
Việt dịch: Minh Hạnh, ngày 2-4-2017
Anicca vata sankhara - "Than ôi, các Hành là Vô thường!" - là cụm từ được những người Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy Theravada than vãn về cái chết của một người thân yêu, nhưng tôi không trích dẫn dòng này ở đây để bắt đầu một bản cáo phó.Tôi chỉ muốn giới thiệu chủ đề của bài viết này, đó là chính từ Hành (sankhara).Đôi khi một từ Pali đơn lẻ lại có ý nghĩa phong phú như vậy chỉ cần ngồi xuống và viết chúng ra để có thể làm sáng tỏ giáo lý của Đức Phật như là một bài viết dài. Đó thực sự là trường hợp với chữ Hành (sankhara). Chữ này có vị trí trực tiếp vào tâm của Giáo Pháp, và để tìm ra những ý nghĩa khác nhau của nó để có cái nhìn thoáng qua về tầm nhìn của chính Đức Phật về thực tại.
Mặc dù khó có thể kiếm được từ tiếng Anh chính xác tương đương với chữ Hành (sankhara), tuy nhiên, bằng cách khảo sát tỉ mỉ cách sử dụng thực tế của nó, chúng ta có thể vẫn đạt tới sự hiểu biết sâu sắc về cách thức của từ trong "tư tưởng thế gian" của Giáo Pháp. Trong Tam Tạng kinh điển, chữ này được thấy trong ba lý thuyết mạch văn chính.Một là theo lý thuyết Thập Nhị Nhân Duyên (paticca-samuppada), nơi mà các Hành (sankharas) là mấu chốt thứ hai trong chuỗi. Chúng được cho là tạo điều kiện bởi sự Vô Minh và như là hành động duyên sinh Thức. Tổng hợp các lời giải thích từ các bài kinh điển khác nhau, chúng ta có thể thấy rằng các Hành (Sankharas) là những hành động tạo ra nghiệp có sức lực quyết đoán trách nhiệm tạo ra sự tái sinh và do đó duy trì sự chuyển động trở lại của luân hồi, vòng sinh và tử. Trong bối cảnh này, Hành (sankhara) gần như đồng nghĩa với nghiệp, một chữ mà nó tương đương với từ nguyên của một từ (etymologically).
Trong Tam Tạng kinh điển phân biệt hành động của các Hành (Sankharas) trong sự phụ thuộc vào ba cơ sở: thân, khẩu và ý. Một lần nữa, Các Hành(Sankharas) được chia thành những gì làm "Có công đức", "Không có công đức", và "Vô Động" v.v..., nghĩa là những ý muốn hiện hữu trong bốn cảnh thiền định vô sắc. Khi vô minh và tham dục nằm dưới dòng tâm thức, hành động đưa ra quyết định của chúng ta về thân, khẩu và ý trở thành lực lượng với khả năng tạo ra quả,và quả mà chúng tạo ra là đáng kể là sự đổi mới của dòng tâm thức sau khi chết. Chính những Hành (Sankharas), làm chỗ dựa cho sự sự vô minh với sự thúc đẩy bởi tham dục, điều này thúc đẩy dòng tâm thức trở về một qui trình mới của sự tái sanh, và chính xác nơi ý thức được thành lập được xác định bởi đặc tính nghiệp của những Hành (sankharas). Nếu một người tạo các công việc phước đức, các Hành (Sankharas) dẫn ý thức đến với một thế giới hạnh phúc của sự tái sinh. Nếu một người tham gia vào các việc bất thiện, các Hành (Sankharas) sẽ dẫn ý thức đến một cuộc tái sinh khốn khổ. Và nếu một người tu tập thiền định vô sắc, những thiền định vô định này, các Hành (sankharas) sẽ dẫn ý thức tái sanh vào cõi vô sắc.
Lãnh vực thứ hai nơi mà từ Hành (sankharas) được nhắc đến nằm trong một của ngũ uẩn. Uẩn thứ tư là Hành Uẩn (sankhara-khandha), tổ hợp sự hình thành của ý chí. Các bản chú giải định nghĩa Hành Uẩn (sankhara-khandha) như sáu giai cấp của hành động tạo tác của ý thức (cha cetanakaya): Ý thức về các sắc, thinh, khí, vị, xúc, và ý. Mặc dù các Hành này tương ứng chặt chẽ với điều đó trong công thức của lý duyên khởi, cả hai không phải là trong tất cả các khía cạnh như nhau, bởi vì Hành-uẩn sankhara-khandha) có một phạm vi rộng hơn. Hành-Uẩn của ý chí hình thành bao gồm tất cả các loại do ý muốn. Nó bao gồm không phải chỉ những việc cố ý tạo ra do nghiệp, mà còn gồm cả những việc tạo ra do kết quả của nghiệp và cả những việc không liên quan gì tới nghiệp. Trong văn học Pali sau này, Hành-uẩn (sankhara-khandha) trở thành một thể loại bảo vệ cho tất cả các yếu tố của tâm ngoại trừ thọ và tưởng là uẩn của riêng mình. Như vậy Hành-uẩn (sankhara-khandha) bao gồm các yếu tố biến đổi về mặt đạo đức như xúc, sự chủ tâm, tư tưởng, và tinh tấn; Các nhân tố lành mạnh như lòng quảng đại, nhân ái và trí tuệ; Và các yếu tố bất thiện như tham , sân, và si. Vì lẽ rằng tất cả các nhân tố này nảy sinh trong sự kết hợp với ý chí và góp phần vào hành động do ý muốn, các vị Giảng Sư Phật giáo thời xưa quyết định rằng nơi phù hợp nhất để ấn định chúng là uẩn của ý chí hình thành.
Lãnh vực thứ ba trong đó chữ Hành (sankhara) được tìm thấy như là một chỉ định cho tất cả những điều có điều kiện. Trong phạm vi này chữ có sự khác biệt tiêu cực, chứng tỏ bất cứ điều gì được hình thành bởi một sự kết hợp của các điều kiện;Bất cứ điều gì có điều kiện, được thiết lập, hoặc kết hợp. Theo ý nghĩa này nó có thể được đơn giản nêu ra là "sự hình thành", không phụ thuộc vào đủ điều kiện. Như hình thành vừa đủ, Hành (sankharas) bao gồm cả năm uẩn, không chỉ là cái thứ tư. Từ vựng cũng bao gồm các vật thể bên ngoài và các vị trí địa thế như núi, cánh đồng, và rừng; thị xã, thành phố; đồ ăn thức uống; đồ trang sức, xe cộ và máy tính.
Sự việc mà các Hành (sankharas) có thể bao gồm cả ảnh hưởng tích cực và những thứ được tạo ra bởi chúng là hết sức quan trọng và đảm bảo cho từ vựng đóng vai trò của nó như là nền tảng của tầm nhìn triết học của Đức Phật. Đối với những gì mà Đức Phật nhấn mạnh là các Hành (sankharas) trong hai giác quan hoạt động - các sự hình thành tự ý có tác dụng trong nguồn gốc phụ thuộc, và nghiệp lực trong tổng hợp thứ tư cấu trúc các Hành (sankharas) theo nghĩa tiêu cực: "Chúng cấu trúc trong các điều kiện, do đó chúng được gọi là Hành. Và những điều mà chúng tạo ra là gì? Chúng tạo ra Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, và Thức; Do đó chúng được gọi là Hành "(SN XXII.79 ).
Mặc dù các vật vô tình bên ngoài có thể phát sinh từ các nguyên nhân hoàn toàn vật lý , những Hành (sankharas) tạo nên cá tính của chúng ta - năm uẩn - tất cả đều được sanh ra từ nghiệp lực những hành vi của chúng ta tạo ra từ những kiếp trước. Trong cuộc sống hiện tại cũng như năm uẩn vẫn liên tục được duy trì, phục hồi và mở rộng bởi hoạt động từ ý chí mà chúng ta tạo nên ngay trong hiện tại, điều này trở thành điều kiện cho sự hiện hữu trong tương lai. Thật vậy, Đức Phật dạy rằng, chính những nghiệp của chúng ta sự hình thành Hành (Sankharas) đó tạo nên sự kết cấu cái hiện tại của chúng ta về cá thể, và đó là hiện thân của chúng ta Hành (sankharas) điều mà ngay bây giờ đang tạo nên những hành vi của cá nhân chúng ta sẽ cho ra trong cuộc sống tương lai của chúng ta. Những kết cấu này không có điều gì khác hơn những Hành (sankharas) như những điều có điều kiện, các hình thành có điều kiện bao gồm trong ngũ uẩn.
Sự kiện quan trọng nhất để hiểu về các Hành (sankharas), dưới dạng các hình thể có điều kiện, là chúng đều vô thường: "Than ôi, các hành là vô thường." Chúng là vô thường không chỉ theo nghĩa là trong cảm nhận rằng trong toàn bộ biểu thị của chúng cuối cùng sẽ chấm dứt, nhưng thậm chí còn rõ ràng hơn bởi vì ở mức tinh vi, cao siêu, chúng liên tục trải qua sự sanh khởi và hoại diệt, mãi mãi sẽ sanh và rồi , trong một thoáng thì tan vỡ và rữa mục: "Bản chất của chúng là sinh và diệt." Vì lý do này, Đức Phật tuyên bố rằng tất cả các Hành là đau khổ (sabhāra sankhara dukkha) - Tuy nhiên, đau khổ, không phải vì tất cả đều thực sự đau đớn và phiền não, nhưng vì chúng được chỉ rõ với biểu hiện tính chất biến đổi. "Đã sinh thì có diệt", và bởi vì tất cả chúng diệt thì không thể cho chúng ta hạnh phúc và an lạc ổn định.
Để đạt đến sự giải thoát khổ đau hoàn toàn-- không phải chỉ từ sự trải nghiệm đau khổ, mà từ sự không thỏa mãn với bản chất của tất cả điều kiện hiện hữu -- chúng ta phải đạt tới việc giải phóng khỏi các Hành (sankharas). Và những gì nằm ngoài các Hành (sankharas) là những gì không được tạo ra, không kết hợp, không phức tạp. Đây là Niết-bàn, theo đó được gọi là Vô Hành (asankhata) - đối nghịch với Hành (sankhata), một chữ thời quá khứ của chữ Hành (sankhara). Niết bàn được gọi chính xác là vô điều kiện bởi vì nó là một trạng thái không phải là một Hành (sankhara) cũng không được tạo nên bởi các Hành (sankharas); Một trạng thái được miêu tả như visankhara, "trạng thái rỗng không của hình thành", và như là sabbasankhara-samatha, "sự tĩnh lặng của mọi sự hình thành."
Tỷ dụ, khi chúng ta để từ Hành (sankhara) dưới kính hội tụ, chúng ta thấy nén trong nó toàn bộ thế giới quan của Giáo Pháp. Những hành hoạt được thể hiện bằng nghiệp lực tạo nên Hành (sankhara) trong năm uẩn tạo nên chúng sinh. Với điều kiện là chúng ta tiếp tục đồng hoá với năm uẩn (công việc của vô minh) và để tìm kiếm sự vui thích trong chúng (công việc của ái dục), chúng ta tiếp tục tạo ra những hành uẩn và các kết hợp các uẩn trong tương lai. Chỉ là bản chất của luân hồi (samsara): một chuỗi Hành (sankharas) trống rỗng nhưng hiệu quả vẫn tiếp tục sinh sản ra những Hành (sankharas) khác, chồng chất lên với những hành động mới mỗi lần tái sanh, phát triển đến tột đỉnh, rồi rơi vào tuổi già, bệnh và chết. Tuy nhiên, khi nó đi, che giấu ảo giác rằng chúng ta đang thực sự kiểm soát bởi điều gì đó không bao giờ đạt được, luôn luôn thu hẹp sự hài lòng cuối cùng.
Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu thực hành Giáo Pháp, chúng ta sẽ không ngần ngại ngưng lại nếu có sự phát sinh của các Hành (sankhãas). Chúng ta học cách nhìn thấy bản chất thật của các Hành (sankharas), của ngũ uẩn của chúng ta: như không ổn định,một tiến trình có điều kiện tiến tới và không có ai điều khiển.Bằng cách đó chúng ta ngăn chặn lực điều khiển bởi vô minh và tham dục, và quá trình tạo nghiệp, sự khởi sinh của các Hành (sankharas), bị ngưng phát triển có hiệu lực. Bằng cách chấm dứt việc xây dựng thực tại có điều kiện, chúng ta mở cánh cửa để chấp nhận những gì từng hiện hữu nhưng không được xây dựng, không cần đặt điều kiện: asankhata-dhatu -- yếu tố Vô lậu. Đây là Niết Bàn, Sự Bất Tử, sự Tịch tịnh của các Hành động do tác ý, sự giải phóng cuối cùng từ mọi hình thức có điều kiện và từ sự vô thường và chết.Vì thế, đoạn văn này có thể kết luận: "để chìm xuống những sự hình thành là điều hạnh phúc!"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét