Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Sự cao siêu của các Chân Đế - Bhikkhu Bodhi


SỰ CAO SIÊU CỦA CÁC CHÂN ĐẾ

Nguyên Tác: The Nobility of the Truths Tác giả: Bhikkhu Bodhi

Minh Hạnh dịch

Phương thức giảng dạy của Đức Phật được mọi người biết đến qua bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật đã thuyết giảng trong bài giảng tại vườn Lộc Uyển, Benares, đó là phương thức của bốn pháp Thánh Đế (Four Noble Truths). Đức Phật đã tuyên bố rằng những chân đế này tóm tắt tất cả thực chất kiến thức mà chúng ta cần lãnh hội trong cuộc hành trình dẫn tới giác ngộ. Đức Phật Ngài dậy rằng dấu chân voi, vi` lẽ rất to lớn, nên chứa đựng được dấu chân của tất cả các loài thú khác, tương tự như vậy bốn pháp Thánh Đế, vì lẽ rất toàn diện, nên trong đó được chứa đựng tất cả những lời giảng trọn vẹn và lợi lạc. Tuy nhiên, trong khi rất nhiều người giảng dậy Phật Pháp dành hết sự chú tâm tới việc giải thích nội dung xác thực của bốn điều chân đế (four truths), mà ít có ai cân nhắc đưa ra ly' do tại sao những điều này được xưng tụng là Thánh Đế (noble truths). Chỉ với sự giải thích của chữ "Thánh" (noble) cũng đủ cho chúng ta hình dung được tại sao Đức Phật chọn lựa phương thức đặc sắc này để giảng dạy, và cũng chính danh từ này đã cho chúng ta lãnh hội ngay được hương vị đặc thù tỏa ra từ giáo pháp và từ con đường hành đạo của Ngài.
Danh từ “Thánh” hay Ariya đã được Đức Phật dùng để đặc biệt xưng tụng cho một giới người, giới người đó là đối tượng mà Ngài đã tạo ra trong các bài giảng của Ngài. Trong bài thuyết pháp Đức Phật đã chia loài người ra làm hai loại. Ở một phía là những người phàm phu thất học, hay còn gọi là người trần tục, họ là những người mà mắt bị che phủ bởi bụi bặm của ô uế vẩn đục và ảo tưởng. Ở phía kia là những vị Thánh (ariyans) những người cao quí, những hàng Thánh Đệ Tử. Những vị này đạt được địa vị tôn quí không phải do sinh ra, không phải do giai cấp trong xã hội, cũng không phải do giáo quyền ban bố, mà chính là do từ nội tâm cao thượng của qúi Ngài.
Hai loại người này không cách biệt nhau bởi một giới hạn không thể vượt qua được, mỗi loại người được giam hãm trong một ngăn tầng kín đáo. Một chu trình tiến hóa có thể được nhận thức rõ bắt đầu bằng sự chổi dậy từ tối tăm u ám nhất của con người mù quáng do cạm bẫy của lòng tự cao tự đại và tự kiêu của mình, xuyên qua tiến trình của con người mộc mạc mà nơi đó hạt nhân của trí tuệ bắt đầu nẩy mầm, và tiến xa thêm nữa xuyên qua giai tầng trung dung của con người hiểu đạo, rồi đến tiến trình của một cá nhân hoàn hảo vượt hẳn lên mức thang cao nhứt mà con người có thể phát triển. Đây là vị A La Hán, một người được giải thoát, một người đã thấm nhuần tính chất thuần khiết của chân lý nên những sự vẩn đục ô uế, phiền não đã được dập tắt, đã tiêu tan, và tan biến theo đó là sự khổ đau do phiền não.
Trong khi con đường đưa từ bó buộc tới giải thoát, từ phàm phu tục tử tới vị thánh, là con đường khó khăn gian khổ bao gồm từng bước một hành đạo và từng bước một tinh tấn, nó cũng không phải là một con đường liên tục thuần nhất. Tinh tấn có thể đạt được trong từng giai đoạn riêng biệt, và tại một thời điểm đặc biệt - thời điểm phân cách giữa ti`nh trạng phàm phu và ti`nh trạng thánh thiện - thử thách được vượt qua, không phải chỉ đơn giản bước tới một bước khác, nhưng phải bằng cách nhảy vọt, bằng cách nhảy từ phía bên này qua tới bờ xa thẳm bên kia. Quyết định này phát triển trong nội tâm của người hành tri`, bước tiến nhảy vọt này đưa người hiểu đạo từ cuộc đời trần tục tới khung trời của vị Thánh, biểu hiện chính xác qua quá tri`nh diễn đạt của bốn pháp Thánh Đế. Điều này phơi bày cho chúng ta thấy rõ ly' do tại sao bốn chân đế do Đức Phật chiêm nghiệm ra được gọi là Thánh Đế. Những điều này là Thánh Đế bởi vi` khi chúng ta thấu hiểu tường tận những điều này, khi chúng ta nắm được cả ý nghĩa thực tế lẫn hàm ý của chúng, là lúc chúng ta rời bỏ được ti`nh trạng trần tục và đạt đến ti`nh trạng của vị Thánh, được đưa ra khỏi hàng hà sa số những khuôn mặt vô hình để bước vào cộng đồng của những vị Thánh Đệ Tử của Ðức Thế Tôn được kết hợp bởi quan niệm đơn thuần và tri kiến vững chắc.
Trước khi thấm nhuần những chân đế, dù chúng ta có được một tinh thần thánh thiện, nhưng chúng ta vẫn chưa có một nền tảng vững chắc. Chúng ta vẫn không chống chọi được sự thoái hoá, chưa chắc chắn được lời phán quyết, không thể không bị đánh ngã trong cố gắng của chúng ta trên con đường đạo. Tâm đạo của người trần thế thường là tâm đạo mong manh. Tâm đạo này có thể được sáng chói hoặc có thể bị lu mờ, chúng có thể nở rộ hay héo tàn, và tương ứng với cường độ mạnh yếu của tâm đạo mà chúng ta có thể vươn lên hay gục xuống trong hành trình của chúng ta xuyên qua chu kỳ tầm đạo. Khi tâm đạo của chúng ta đầy đủ chúng ta có thể vươn lên và sống trong cỏi an lành của Chư Thiên; khi tâm đạo của chúng ta suy giảm hoặc công đức của chúng ta cạn kiệt chúng ta có thể bị chi`m đắm trở lại trong địa ngục khổ đau.
Nhưng với sự thấm nhuần của những chân đế chúng ta đã vượt qua vực thẳm ngăn cách chúng ta với hàng ngũ của các vị Thánh. Con mắt của Đạo Pháp đã mở, nhản quan về chân đế đã cho thấy con đường đưa tới mục tiêu cuối cùng nằm dưới chân chúng ta và sự an lành vĩnh cửu đã hiện ra nơi chân trời, mặc dù chiến thắng cuối cùng chưa thật sự đạt được. Một vị thánh như thế không thể nào lui về hàng ngũ của thế tuc, không thể nào mất đi cái nhi`n về sự thật đã từng lóe lên trong tri’ trước kia. Để tiến về mục tiêu cuối cùng, tiêu diệt vô minh và ái dục, có thể chậm mà cũng có thể nhanh, chuyện này có thể xảy ra dễ dàng hay cũng có thể là kết quả của một cuộc đấu tranh gian khổ. Tuy nhiên phải mất bao lâu, với phương tiện như thế nào mà người đó có thể tiến lên, một viêc chắc chắn là: một vị đệ tử như vậy đã từng thấy qua sự sáng chói của bốn Thánh đế thi` không bao giờ lui bước trở lại, không bao giờ có thể mất đi bản chất của vị Thánh, và sẽ có căn cơ để đạt tới quả vị cuối cùng của tầng Thánh A La Hán trong tối đa là bảy đời sống.
Ly' do vi` sao sự thẩm thấu bốn pháp Thánh Đế chuẩn nhận tính chất cao sang bất biến la` do bốn phần việc mà các Thánh Đế đó áp đặt vào chúng ta. Bằng cách nói những phần nhiệm đó như sự thử thách trong đời sống của chúng ta -- sự thử thách của những người đệ tử của Đấng Giác Ngộ -- từ một điểm nào của tiến tri`nh tu tập chúng ta ti`m thấy chính mi`nh tại điểm bắt đầu, chúng ta có thể dần dần tiến đến sự thâm nhập quả vị Thánh không thể sai lầm
Chân đế thâm diệu thứ nhất, chân đế thâm diệu về sự khổ, (Dukkha-ariya-sacca, Khổ thánh đế) được hiểu một cách tường tận: nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết trọn vẹn. Một đặc điểm của vị thánh là Ngài không trôi theo dòng đời một cách thiếu suy tưởng, nhưng cố gắng nỗ lực lĩnh hội sự tồn tại từ bên trong, như là chân thật và thấu triệt. Chúng ta cũng vậy, nó thi` cần thiết cho đời sống tự nhiên của chúng ta. Chúng ta phải cố gắng ti`m hiểu sâu y' nghĩa của sự sống tồn tại, sự hiện hữu của một bên là sự sanh và bên kia là tử, và vấn đề nằm trong tất cả mọi đau khổ mà chi tiết được giảng qua bài thuyết giảng của Đức Phật
Chân đế thâm diệu thứ hai, đây là chân đế thâm diệu về nguồn gốc hay nguyên nhân của Đau Khổ (dukkha-samudaya-ariyasacca, Tập khổ thánh đế) ám chỉ nhiệm vụ phải diệt trừ. Một vị thánh là như vậy bởi vì Ngài đã được khai tâm quá tri`nh tiến triển của sự diệt trừ những ô nhiễm tại gốc rễ của sự khổ đau, và chúng ta cũng thế, nếu chúng ta mong muốn đạt tới quả vị của một vị thánh, chúng ta phải chuẩn bị cưỡng lại mồi quyến rũ của ái dục. Trong khi đó sự diệt trừ ái dục có thể chỉ đạt được với sự thực hành xuyên qua trong đời sống của chúng ta, mặc dù trong quá tri`nh diễn biến của đời sống trần tục chúng ta có thể học hỏi và bởi sự kiểm soát chính mi`nh có thể dần dần mất đi sự ham muốn ái dục.
Chân đế thâm diệu thứ ba, sự diệt khổ (dukkha-nirodha-ariyasacca, Diệt Khổ thánh đế), ám chỉ nhiệm vụ của sự nhận biết. Mặc dù Niết bàn, sự tận diệt đau khổ, chỉ có thể một vị Thánh nhân nhận thức rõ , với lo`ng tin chúng ta đặt để nơi đạo pháp như đường lối chỉ đạo cho đời sống chỉ dẫn chúng ta cái gi` chúng ta phải chọn lựa như là nguyện vọng cuối cùng của chúng ta, như là căn bản giá trị tối cần thiết sau cùng của chúng ta. Một khi chúng ta đã hiểu được rằng tất cả mọi vật trong thế giới, trở thành không vĩnh cửu và mong manh, không bao giờ có thể cho chúng ta một sự hài lo`ng toại nguyện hoàn toàn , chúng ta có thể sau đó nâng mục tiêu của chúng ta tới yếu tố tuyệt đối, Niết Bàn Bất Tử, và làm sự ao ướt đó trở thành trung tâm điểm cái mà chúng ta hàng ngày chọn lọc và quan tâm.
Cuối cùng, chân đế thâm diệu thứ tư, con đường dẫn đến sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca - Đạo diệt khổ thánh đế) là Thánh đạo tám ngành (chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh Tấn, Chánh niệm, Chánh định) ấn định cho chúng ta phần việc dẫn tới sự giác ngộ. Một vị thánh nhân đã đạt tới ti`nh trạng vị thánh là do hành tri` Thánh đạo tám ngành (bát chánh đạo), và trong khi đó là một vị thánh nhân thi` chắc chắn không bao giờ trệch hướng khỏi con đường đạo, Lời dậy của Đức Phật cho chúng ta sự chỉ dẫn rõ ràng tỉ mỉ rằng chúng ta cần bước đi con đường đạo lên đến tột bậc trong mặt bằng của vị thánh. Đây là con đường đưa tới cái nhi`n, đưa tới nhận thức, dẫn tới sự nhận thức cao hơn, giác ngộ và Niết bàn, hoàn thiện, chu toàn đạt được của tính cao thượng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét